3 Phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

Nhiệt miệng tuy không phải là một chứng bệnh nghiêm trọng và nguy hiểm. Nhưng nó sẽ gây khó chịu và kèm theo một chút đau đớn cho người mắc. Nếu bạn đang đau đầu và vô cùng khó chịu với những gì do nhiệt miệng gây ra. Thì hãy dành ra vài phút để tham khảo bài viết này. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn 3 phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản hiệu quả ngay tại nhà. Giúp bạn chấm dứt ngay những triệu chứng khó chịu do các tổn thương vùng niêm mạc miệng mang lại. Hãy cùng tham khảo nhé!

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những nơi mô mềm trong má hoặc môi. Bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của người mắc. Chứng bệnh này còn được gọi với cái tên là loét áp-tơ.

Một vết nhiệt miệng thường có hình tròn hoặc hình oval, màu trắng hoặc màu vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của người bệnh có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.

Tuy nhiên, nhiệt miệng không giống như mụn nước hay chứng lở miệng (gây ra từ virus herpes). Nhiệt miệng không bao giờ nằm bên goài miệng và chúng hoàn toàn không lây lan. Mặc dù vậy, nhiệt miệng có thể gây ra đau nhức và sẽ càng đau khi người bệnh ăn hoặc nói.

Nhiệt miệng là một chứng bệnh thường lây lan trong gia đình có thể di truyền hoặc do dùng chung vật dụng hàng ngày. Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới. Nguyên nhân hình thành bệnh thì do khá nhiều yếu tố như stress. Ảnh hưởng nội tiết (hành kinh, có thai, mãn kinh), thiếu vitamin C, B6, B12, thiếu sắt,…

3 Phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản, hiệu quả

1. Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng cách súc miệng

Pha nước muối loãng

Nước muối là một loại dung dịch có tính kháng khuẩn và sát trùng rất tốt. Bạn hãy dùng nước muối để súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng một lúc rồi nhổ ra. Bạn sẽ thấy tình trạng nhiệt miệng sẽ cải thiện đáng kể sau vài ngày thực hiện.

Nước cốt dừa

Bạn hãy nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3 – 4 lần/ngày. Nước cốt dừa có tác dụng diệt khuẩn, giảm đau và làm sạch khoang miệng rất hiệu quả. Làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt miệng gây ra.

Nước củ cải

Bạn dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt, sau đó hòa cùng một ít nước lọc và dùng súc miệng 3 lần/ngày. Bạn chăm chỉ thực hiện sau 2 ngày là sẽ khỏi hẳn.

Ngoài ra, với phương pháp súc miệng để chữa nhiệt miệng, bạn còn có thể súc miệng bằng nước nóng hoặc nước lạnh, chườm đá. Pha nước hạt rau mùi để làm giảm sự sưng đau của các vết loét và giúp bệnh nhanh lành hơn.

2. Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng nước ép trái cây

Nước ép khế chua

Để chữa nhiệt miệng bằng phương pháp này, bạn hãy dùng 2 – 3 quả khế chua. Giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm rồi nuốt dần. Hãy chăm chỉ làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn rảnh rỗi không phải ăn hoặc không phải nói nhiều bạn nhé.

Nước ép cà chua sống

Bạn cũng dùng nước ép cà chua sống để ngậm rồi nuốt dần như nước ép khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Hãy dùng từ 3 – 4 lần/ngày sẽ có hiệu quả rõ rệt bạn nhé.

3. Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng nuớc bôi tự nhiên

Bôi hỗn hợp mật ong và nghệ

Như chúng ta đều biết, mật ong có tính kháng khuẩn, còn nghệ thì có tính kháng viêm hiệu quả. Kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau, bạn sẽ có thể nhanh chóng loại bỏ những vết loét miệng khó chịu đó.

Để thực hiện được điều này, bạn hãy trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa bột nghệ để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, bạn bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vết loét từ 2 – 3 lần/ngày. Hỗn hợp này sẽ giúp các vết loét nhanh bình phục, không để lại sẹo và kích thích các mô phát triển.

Bôi nước ép rau ngót

Nước ép rau ngót cũng là một công thức hiệu quả mà bạn có thể áp dụng để chữa nhiệt miệng. Lấy một nắm lá rau ngót, rửa sạch rồi giã nát lấy nước. Sau đó, bạn hòa phần nước vừa thu được với 1 thìa mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng 2 – 3 lần/ngày.

Bôi nước ép cỏ nhọ nồi

Bạn hãy rửa sạch một nắm lá nhọ nồi giã nhuyễn và lọc lấy nước. Sau đó hòa tan với một thìa mật ong rồi dùng tăm bông thấm và bôi vào các vết loét trong miệng, má. Hãy chăm chỉ thực hiện chỉ sau 2 – 3 ngày, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Những lưu ý quan trọng khi chữa nhiệt miệng

Trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa nhiệt miệng nào thì việc đầu tiên mà bạn cần chú ý đó là luôn vệ sinh răng – miệng sạch sẽ. Chăm sóc vùng này đúng cách, uống nhiều nước để giữ ẩm cho miệng. Đồng thời, bạn cũng cần tránh các đồ ăn nóng, sinh nhiệt và nên ưu tiên ăn nhiều hoa quả tươi. Những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và giúp cho các tổn thương da nhanh lành hơn.

Hơn nữa, trong trường hợp mà các tổn thương lan rộng, ăn sâu vào niêm mạc. Thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn cách chăm sóc để chữa nhiệt miệng hiệu quả và an toàn nhé.

Hi vọng rằng với những phương pháp chữa nhiệt miệng mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn sớm thoát khỏi chứng bệnh phiền toái này. Cảm ơn bạn đã theo dõi!