Cây ba kích được rất nhiều người ca tụng bởi các tác dụng hữu ích của nó như chữa phong thấp, tráng dương, bổ thận, tăng cường sinh lực….
Để tìm hiểu rõ hơn về loại thảo dược này, Bacsicare.com xin chia sẻ với các bạn độc giả bài viết dưới đây. Hãy cùng với Bacsicare.com chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu chi tiết về loài thảo dược này nhé.
Bạn đang xem: Những tác dụng chữa bệnh từ cây Ba Kích và cách chế biến hiệu quả
Nhận biết cây ba kích
Cây ba kích có 2 loại là ba kích trắng và ba kích tím. Trong đó ba kích tím được sử dụng phổ biến hơn do hàm lượng dinh dưỡng tốt hơn so với ba kích trắng.
Tên tiếng anh: Morinda officinalis How, thuộc họ cà phê Rubiaceae. Lá cây ba kích khi còn non có màu xanh hoặc tím. Khi già sẽ chuyển xanh, cuống lá dài từ 4 – 8 mm.
Phiến lá dài 3 – 16cm, rộng 1,9 – 6,5 cm, đầu lá hơi nhọn. Rễ cây dạng trụ tròn phân nhánh, thịt củ dày, nạc, màu tím hoặc trắng ngà. Hoa của cây ba kích nhỏ ống dài dạng chén, có 3 – 4 răng nhỏ không đều.
Phần củ ba kích được dùng làm thuốc thường được phơi hoặc sấy khô, cắt thành đoạn ngắn. Củ ba kích có hình trụ tròn, đường kính khoảng 1 – 2 cm. Mặt ngoài màu vàng xám, hơi nhám, có vân dọc, phần lõi bên trong màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng.
Thành phần của cây ba kích
Thành phần hoá học của cây ba kích gồm: Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Diosgenin, Yamogenin, Diosgenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Herbal Medicine).
Rễ chứa Anthraglycosid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu, Naringin. Ngoài ra còn có Rubiadin, Rubiadin-1-Methyl Ester, Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane,·24-Ethyl Cholesterol.
Công dụng của cây ba kích
Dưới đây là một số công dụng nổi bật khi sử dụng cây ba kích làm thuốc:
- Tăng sức dẻo dai, tăng sức đề kháng
- Chống viêm
- Đối với hệ thống nội tiết: có khả năng tăng cường quá trình chế tiết hormon Androgen.
- Hạ huyết áp.
- Rượu ngâm từ rễ Ba kích có tác dụng giảm huyết áp; có tác dụng nhanh đối với các tuyến cơ năng; tăng cường não; giúp ngủ ngon.
- Điều trị liệt dương: Đối với những bệnh nhân nam có hoạt động sinh dục không bình thường. Ba Kích có tác dụng hỗ trợ và cải thiện hoạt động sinh dục cũng như điều trị vô sinh cho những nam giới có trạng thái vô sinh tương đối và suy nhược thể lực.
- Đối với người già, những bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, ăn kém, ngủ ít, gầy yếu, đau mỏi các khớp. Ba Kích có tác dụng ngăn ngừa mệt mỏi. Giúp ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon và tăng cân nặng, tăng cơ lực, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt.
Cách sử dụng của cây ba kích ngâm rượu
Ngay sau đây Bacsicare.com sẽ chia sẻ với các bạn 2 cách để sử dụng Ba Kích để ngâm rượu đạt hiệu quả nhất. Chúng ta sẽ có 2 cách sử dụng đó là ngâm rượu với ba kích tươi. Và ngâm rượi với ba kích khô. Chi tiết 2 cách đó dưới đây các bạn có thể tham khảo:
1. Cách sử dụng ba kích tươi ngâm rượu
Ba kích rửa sạch để ráo, bỏ lõi. Sau đó, ngâm rượu hoặc sấy khô. Nếu ngâm rượu, bạn nên ngâm theo tỉ lệ 1 kg ba kích với 2 – 4 lít rượu 45 – 50 độ. Có thể cho thêm một thìa nhỏ muối ăn để giảm đi độc tính có trong vỏ ba kích.
Xem thêm : Cây cỏ mực và những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả
Sau 2 tháng, mở nắp bình và khuấy đều và đũa gỗ. Ngâm 3 tháng là có thể sử dụng được.
Về tiêu chuẩn sản phẩm, nếu sử dụng ba kích tím chất lượng thì sau khi ngâm được 20 ngày. Rượu sẽ ngả màu tím nhạt, sau 30 ngày thì ngả sang màu tím đậm.
2. Cách sử dụng ba kích khô ngâm rượu
Bạn sao ba kích với rượu, cam thảo, muối ăn… và ủ từ 1 đến 2 giờ sau đó tiếp tục sao nhỏ lửa khoảng 10 phút mới hạn thổ.
Đem 1 kg ba kích ngâm với 6 – 8 lít rượu 35 – 40 độ. Nếu ngâm với dung dịch muối ăn 5% thì phải ủ từ 2 đến 4 giờ rồi mới đem đi sao vàng và hạ thổ.
Những lưu ý khi sử dụng cây ba kích
Tuy có rất nhiều công dụng nhưng khi sử dụng ba kích chúng ta cũng cần phải lưu ý một số yếu tố. Chính vì thế dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây ba kích:
- Ba kích sau khi phơi hoặc sấy khô thì nên cho vào trong lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát để tránh bị ẩm mốc.
- Rượu ba kích ngả màu tím hay không còn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Ví dụ, mùa hè sẽ khoản 20 ngày, còn mùa đông có thể mất tới 2 tháng.
- Về liều lượng sử dụng rượu ba kích, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 100 – 150 ml. (tương đương mỗi bữa uống 1 chén nhỏ, ngày dùng 2 lần). Rượu ba kích hơi khó uống nên lúc ngâm bạn có thể cho thêm một ít mật ong để tạo độ ngọt cho dễ uống.
- Khi sử dụng ba kích, người dùng bắt buộc phải bỏ phần lõi và để ráo nước trước khi bóc. Các bạn chỉ nên lấy phần thịt của củ và bỏ phần lõi vì lõi của cây ba kích có thể gây liệt dương.
- Những người đang bị rong kinh, kinh sớm, đại tiện táo bón, âm hư quá vượng. Thì tuyệt đối không được sử dụng rượu ba kích.
- Vì rượu ba kích có tính hàn nên nếu dùng nhiều có thể gây đi ngoài nhiều lần.
- Khi lạm dụng hoặc tự ý kết hợp ba kích với một số vị thuốc khác có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: Tim đập nhanh, đập dồn dập, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, liệt dương, tử vong,…
Trên đây là một số thông tin quan trọng: đặc điểm, thành phần, công dụng, liều lượng. Và những lưu ý khi sử dụng cây ba kích. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Thảo dược - Cây thuốc dân gian