Giời leo là một chứng bệnh da liễu dễ mắc phải và gây ra nhiều phiền toái cũng như khó chịu cho người bệnh. Mặc dù không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe người bệnh, đặc biệt là sẽ để lại sẹo trên da. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh giời leo như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc liên quan đến chứng bệnh này nhé!
Bệnh giời leo là gì?
Bệnh giời leo là loại bệnh viêm da dị ứng bởi axit photpho hữu cơ khi tiếp xúc với bọ giời. Hoặc các loại côn trùng có độc tính, ví dụ như kiến ba khoang, sâu ban miêu. Biểu hiện dễ nhận biết nhất của giời leo chính là những vệt tổn thương da ngoằn ngèo đau rát. Bệnh này thường xuất hiện quanh năm nhưng phổ biến nhất là vào mùa gặt. Các thời điểm chuyển giao mùa hay thời tiết có ẩm độ cao.
Bạn đang xem: Bệnh giời leo – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh giời leo thường để lại những vệt dài mụn nhỏ li ti, có nước rất đau rát. Khó chịu và dễ lây lan qua tiếp xúc thông thường. Tuy nhiên, nếu chữa trị đúng cách và kịp thời thì chỉ tầm 5 – 7 ngày là khỏi bệnh.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giời leo
Bệnh giời leo có biểu hiện ban đầu là những nốt mụn nước mọc sát nhau, tạo thành từng mảng màu đỏ. Chúng gây ra cho người bệnh cảm giác ngứa ngáy, đôi khi là đau đớn. Những nốt giời leo có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Thường gặp nhất là liên sườn, mép, gần tai, đùi trong… Nếu những vết mụn này bị vỡ ra thì khả năng lây lan sẽ rất cao.
Đi kèm với các nốt mụn là trạng thái sốt nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và mất sức. Vì phải chịu đựng những đau đớn cả từ bên trong lẫn bên ngoài.
Xem thêm : Viêm họng hạt
Lưu ý, biểu hiện bên ngoài của bệnh giời leo và bệnh zona khá giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn. Chính vì thế, bạn cần quan sát thật kỹ vùng da bị bệnh. Bệnh giời leo có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào. Nhưng zona thần kinh thường chỉ lan theo đường đi của các dây thần kinh từ cùng một bó dây thần kinh.
Xem thêm: Bệnh vảy nến là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất
Nguyên nhân gây ra bệnh giời leo
Bệnh giời leo gây ra bởi cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu (varicella-zoster). Khi bạn đã phục hồi sau khi bị thủy đậu, virus vẫn còn tồn tại trong dây thần kinh của bạn trong nhiều năm. Virus này được tái hoạt khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, gây nên bệnh giời leo.
Do đó, nguyên nhân của bệnh giời leo là do nhiễm virus Herpes Zoster. Chứ không phải do con giời leo nào bò qua như lâu nay dân gian vẫn truyền lại. Điều kiện thuận lợi để virus này hoạt động lại là do mệt mỏi quá nhiều, stress kéo dài. Khi sức đề kháng của cơ thể cực thấp lại gặp phải thời tiết ẩm thấp hay tiếp xúc với độc tố các loại côn trùng thì càng dễ mắc bệnh.
Cách điều trị bệnh giời leo hiệu quả
Để điều trị bệnh giời leo, bác sĩ thường dùng các loại thuốc kháng virus hoặc thuốc giảm đau để làm giảm triệu chứng của căn bệnh này.
- Những loại thuốc kháng virus như: Acyclovir, Famciclovir, Valacyvlovir.
- Những loại thuốc giảm đau (sử dụng sau khi hết phát ban): Gabapentin, Prednisone, Pregabalin.
- Những loại thuốc kháng viêm: Ibuprofen, Naproxen.
Nếu phát hiện mình đã mắc bệnh giời leo, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và kê đơn thuốc phù hợp nhất. Tránh tình trạng dùng thuốc bừa bãi dẫn đến những hậu quả không đáng có.
Phòng tránh bệnh giời leo
Xem thêm : Bệnh viêm gan B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Để căn bệnh giời leo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc của bạn. Bạn cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh. Nếu đã từng mắc bệnh giời leo hoặc thủy đậu thì bạn nên quan tâm phòng tránh bệnh giời leo trong mùa mưa ẩm thấp, khi sức đề kháng của cơ thể yếu.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tiêm ngừa bệnh giời leo bằng vắc – xin zostavas. Đây là loại vắc – xin đã được một số quốc gia áp dụng cho những người trên 60 tuổi. Bởi bệnh giời leo chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi.
Mặt khác, để phòng tránh bệnh giời leo, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Tiêm vắc – xin phòng bệnh thủy đậu.
- Không dùng chung các đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống với bệnh nhân thủy đậu.
- Không tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể của người bị bệnh thủy đậu.
- Khử trùng các vật dụng trong gia đình đã từng dùng chung. Khi phát hiện có nguồn bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh giời leo cũng như các căn bệnh khác. Bạn nên có một lối sống lành mạnh, vui tươi, thường xuyên vận động, suy nghĩ lạc quan. Tránh căng thẳng kéo dài và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bệnh giời leo không khó để phòng tránh và chữa trị nhưng nếu không biết cách sẽ rất dễ để lại sẹo gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, khi mắc bệnh, bạn nên đến phòng khám, cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất, tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn sống khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Bệnh