Bệnh phong là gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh phong như thế nào?

Bệnh phong là một chứng bệnh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và trở thành nỗi ám ảnh trong tâm thức của nhiều người. Vì loại bệnh này mà hàng ngàn người đã bị cách ly, xa lánh. Chịu đựng nỗi đau đớn về cả thể xác lẫn tinh thần. Và để mọi người hiểu rõ hơn về loại bệnh này cũng như cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Bệnh phong là gì?

Bệnh phong là một loại bệnh nhiễm khuẩn mạn tính do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến dây thần kinh của tay chân, màng mũi và đường hô hấp trên. Bệnh phong sẽ gây loét da, làm tổn thương thần kinh và suy nhược cơ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh phong có thể sẽ gây ra nhiều biến dạng và tàn tật nghiêm trọng. Có thể nói, bệnh phong là một trong những căn bệnh lâu đời nhất trong lịch sử ghi lại.

Hiện nay, không chỉ riêng tại Việt Nam, bệnh phong cũng khá phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt là các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Do đó, việc tìm hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn bảo vệ chính bản thân mình và những người xung quanh.

Xem thêm: Bệnh tiểu đường và những điều quan trọng bạn cần biết

Triệu chứng của bệnh phong

Bệnh phong lây lan qua da hoặc hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp, lâu ngày với những chất xuất tiết (nước mũi, nước miếng,…) chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, cũng có nhiều vị nữ tu, thầy thuốc, nhân viên y tế chăm sóc người bị bệnh phong suốt đời mà chẳng bao giờ bị lây bệnh.

Bệnh phong xuất hiện rất chậm, thời gian ủ bệnh kéo dài vài năm, có khi cả chục năm. Tới lúc xuất hiện triệu chứng của bệnh thì cơ thể đã đầy rẫy những vi khuẩn.

Dấu hiệu sớm nhất để nhận biết bệnh phong là những vết biến màu trên da. Người bệnh không còn cảm giác nóng, lạnh, đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm vài chỗ và chứa rất ít vi khuẩn. Nhưng cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và đầy vi khuẩn.

Bên cạnh đó là một vài triệu chứng như:

  • Mặt của bệnh nhân thường sần sùi từng cục nhỏ, mũi xẹp xuống khiến bệnh nhân có gương mặt như con sử tử.
  • Có nhiều cục u ở dây thần kinh ngoại vi, gần các khớp xương như cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Các cục này có thể sờ thấy qua da và hơi đau. Chính vì thế, khi đi khám bệnh, bác sĩ sẽ thường sờ nắn ở khuỷu tay của người bệnh coi có sưng hay đau không.

Bệnh phong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Da không còn cảm giác khiến cho người bệnh thường hay bị phỏng. Hoặc thương tích nơi đầu ngón tay ngón chân mà họ không biết. Sau đó, vết thương sẽ bội nhiễm với vi khuẩn khác, tế bào tiêu hao, xương bị hủy hoại, ngón tay, ngón chân ngắn lại.
  • Thần kinh ngoại vi bị tổn thương khiến cho bàn tay, bàn chân không cử động được, cứng lại, co quắp, đi lại khó khăn, không thể cầm đồ vật.
  • Bàn chân người bệnh sẽ bị thủng loét và nhiễm độc.
  • Giác mạc tổn thương, mờ đục, áp nhãn tăng cao, mắt khô, không chớp mắt và có thể dẫn tới khiếm thị, mù lòa.
  • Ngọc hành teo, không sản xuất được tinh trùng dẫn đến vô sinh ở nam.
  • Lông mày, lông mi rụng.

Nguyên nhân gây ra bệnh phong

Bệnh phong do một loại vi khuẩn có tên là Mycobacterium leprae phát triển chậm. Đồng thời, bệnh phong cũng được gọi với cái tên là bệnh Hansen, được đặt theo tên của nhà khoa học tìm ra vi khuẩn M. Leprae vào năm 1873.

Bệnh phong được lây truyền như thế nào?

Bệnh phong lây lan qua tiếp xúc với chất nhầy của người bị bệnh. Điều này thường xảy ra khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Mặc dù bệnh phong không có khả năng lây lan cao. Nhưng việc liên tục tiếp xúc nhiều và gần với người bệnh không được điều trị có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh phong.

Đặc biệt, các vi khuẩn gây bệnh phát triển rất chậm. Chính vì thế, thời gian ủ bệnh (thời gian giữa nhiễm trùng và xuất hiện triệu chứng đầu tiên) lên đến 5 năm. Các triệu chứng cũng có thể không xuất hiện trong khoảng 20 năm.

Cách điều trị bệnh phong hiệu quả

Vào năm 1995, người ta đã phát hiện ra một liệu pháp đa liều để chữa trị tất cả các loại bệnh phong. Liệu pháp này đã được áp dụng và hoàn toàn miễn phí trên toàn thế giới. Thêm vào đó, một số loại kháng sinh cũng có thể dùng để điều trị bệnh phong bằng cách giết loại vi khuẩn gây ra bệnh này. Những kháng sinh này bao gồm:

  • Dapsone
  • Rifampin
  • Clofazamine
  • Minocycline
  • Ofloxacin

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể kê đơn nhiều hơn một loại kháng sinh cho người bệnh uống cùng một lúc. Họ cũng có thể cho bệnh nhân uống các loại thuốc chống viêm như: aspirin, prednisone hoặc orthalidomide.

Xem thêm: Bệnh vảy nến là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Phòng ngừa bệnh phong như thế nào?

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh phong là tránh tiếp xúc lâu dài, gần gũi với những người bị nhiễm bệnh không được điều trị.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, bệnh phong là một chứng bệnh nguy hiểm. Có thể lây lan và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì hiện nay đã có nhiều phương pháp giúp điều trị dứt điểm bệnh phong. Bạn hãy chăm lo cho sức khỏe của mình thật tốt và trang bị những kiến thức về bệnh để có thể phát hiện bệnh kịp thời và tránh những biến chứng về sau.

Hi vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn mạnh khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi!

5/5 - (2 bình chọn)