Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không cách điều trị như thế nào?

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến hiện nay không chỉ xảy ra ở người già và trung tuổi. Mà đang được chuyển hóa rõ rệt ở cả hai giới do môi trường ô nhiễm và áp lực cuộc sống. Nếu bệnh nhân có các bệnh lý đi kèm như thiếu máu não. Tăng huyết áp hoặc tim mạch thì sẽ có nguy cơ bị biến chứng nặng như xuất huyết não dẫn đến tử vong.

Chính vì thế, việc tìm hiểu kỹ về bệnh sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời chứng rối loạn tiền đình. Tránh những hậu quả không mong muốn. Rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào hiệu quả?… Mọi thắc mắc liên quan đến chứng bệnh này sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cho cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng.

Tiền đình là một bộ phận nằm phía sau ốc tai, đóng vai trò duy trì sự cân bằng các hoạt động của cơ thể như: khi di chuyển, nằm, đứng, cúi người hay xoay người. Với mỗi hoạt động của cơ thể, hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng, lắc theo các động tác này và giúp cơ thể giữ được thăng bằng. Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi nhóm thần kinh cao cấp hơn của não.

Triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

Nếu hệ thống tiền đình bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương thì tình trạng rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:

  • Chóng mặt và choáng váng
  • Mất cân bằng và mất phương hướng không gian
  • Rối loạn thị giác, thính giác
  • Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi
  • Các triệu chứng khác

Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, nguy hiểm và khó mô tả. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi làm việc và học tập, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Tình trạng rối loạn tiền đình có thể được gây ra bởi nhiễm virus hoặc vi khuẩn ở tai, chấn thương đầu hoặc rối loạn tuần hoàn máu ảnh hưởng đến tai trong hoặc não. Nhiều người có vấn đề về cảm giác cân bằng khi họ lớn tuổi hơn.

Theo nghiên cứu, vấn đề cân bằng và chóng mặt có thể do dùng thuốc điều trị đau mạn tính (không phải ung thư hoặc các rối loạn thần kinh khác) gây ra.

Điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng, bệnh sử và tình trạng sức khỏe của người bệnh, kết quả lâm sàng và các xét nghiệm để chẩn đoán, đưa ra phương pháp điều trị rối loạn tiền đình phù hợp nhất.

Rối loạn tiền đình có thể được điều trị bằng các phương pháp bao gồm:

  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: áp dụng các bài tập đầu, cơ thể và mắt để rèn luyện não bộ
  • Tập thể dục tại nhà: phương pháp này rất quan trọng trong quá trình điều trị chứng rối loạn tiền đình
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát chứng rối loạn
  • Sử dụng thuốc: việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục)
  • Phẫu thuật: nếu các phương pháp điều trị trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình và chóng mặt gây ra thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình mặc dù chưa gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bệnh có thể xuất hiện trong vài ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng như: mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người mắc bệnh. Thậm chí nếu để lâu ngày có thể sẽ gây ra những chứng bệnh khác như: thần kinh, bệnh nhồi máu cơ tim hoặc huyết áp thấp,…

Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt, công việc và làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do rối loạn tiền đình đến sức khỏe là có thể gây đột quỵ do máu ít được lưu thông lên não. Do đó, khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Bên cạnh biện pháp điều trị của bác sĩ, người bị rối loạn tiền đình nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để góp phần nhanh chóng đẩy lui tình trạng này.

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn các loại thực phẩm như:

  • Ăn nhiều rau củ quả để cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đặc biệt là các loại rau họ cải có nhiều vitamin B1, B6, B12 rất tốt trong việc ổn định hệ thống tiền đình
  • Uống nhiều nước để tăng cường lưu thông máu lên não
  • Nên ăn nhạt hơn khẩu vị của người bình thường
  • Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ chiên rán, tránh xa các chất kích thích

Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến chứng rối loạn tiền đình mà nhiều người đang mắc phải. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc những kiến thức về y học, giúp bạn biết cách phát hiện sớm và điều trị kịp thời chứng rối loạn tiền đình, tránh những hậu quả không mong muốn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

5/5 - (3 bình chọn)