Những triệu chứng bệnh sốt xuất huyết – cách phòng tránh và điều trị

Mùa mưa đến cũng là lúc loài muỗi sinh sôi nảy nở, phát triển mạnh mẽ. Điều này đồng nghĩa với việc con người dễ mắc phải chứng bệnh sốt xuất huyết, đặc biệt là trẻ em. Do đó, việc tìm hiểu rõ về bệnh, triệu chứng của bệnh, cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Sẽ giúp chúng ta đẩy lùi nguy cơ mắc phải chứng bệnh này. Và mọi thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Bệnh sốt xuất huyết là gì?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Đây là chứng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây truyền bởi muỗi vằn. Và thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đó chính là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, gây lây nhiễm virus Dengue.

Bệnh sốt xuất huyết nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

Các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 loại: sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ), sốt xuất huyết chảy máu. Và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốt dengue). Mỗi loại sẽ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Do đó, bạn hãy quan sát thật kỹ những dấu hiệu trên cơ thể mình để có phương pháp điều trị phù hợp nhé!

1. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết cổ điển

Loại bệnh sốt xuất huyết này thường gặp ở những người lần đầu tiên mắc bệnh vì lúc đó họ chữa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng.

Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt kéo dài trong vòng 4 – 7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể căn cứ vào những triệu chứng khác như:

  • Sốt cao lên đến 40,5 độ C
  • Nhức đầu nghiêm trọng
  • Đau ở phía sau mắt
  • Đau khớp và cơ
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Phát ban

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3 – 4 ngày sau khi bắt đầu sốt, sau đó sẽ thuyên giảm sau 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có chảy máu

Dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, cháy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da gây ra những vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn tới tử vong.

3. Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Đây là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết, bao gồm tất cả biểu hiện của sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu. Kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Bệnh nhân thường gặp phải loại này trong lần nhiễm trùng sau, khi đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường có biểu hiện nặng đột ngột sau từ 2 – 5 ngày (giai đoạn hạ sốt).

Dạng bệnh này thường xảy ra ở trẻ em, nhưng đôi khi cũng ở người lớn. Đặc biệt, dạng bệnh này có thể gây tử vong, nhất là ở lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.

Xem thêm: Sốt phát ban và những điều quan trọng bạn cần biết

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết là do một loại virus có thể lây lan qua đường muỗi cắn. Loài muỗi truyền bệnh đó có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus. Chúng sẽ đưa virus gây bệnh vào máu của người bệnh bằng cách chích họ. Muỗi Aedes aegypti thường hoạt động vào ban ngày. Tuy nhiên chỉ muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh cho người.

Thông thường, virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể của muỗi khoảng 8 – 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 – 7 ngày. Và cũng trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes aegypti hút máu thì virus cũng được truyền vào cho muỗi.

Khi đã phục hồi, cơ thể người bệnh sẽ miễn dịch chống lại bệnh. Tuy nhiên, chỉ có thể kháng lại virus đã gây ra bệnh. Trong khi đó lại có tới 4 chủng loại virus khác nhau (DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4). Điều này có nghĩa là người bệnh vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Điều quan trọng là người bệnh phải xác định chính xác các dấu hiệu và được điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết hiệu quả

Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi sau vòng 2 tuần. Điều quan trọng là các bác sĩ sẽ điều trị cho bạn để tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Để giúp cho quá trình điều trị bệnh sốt xuất huyết đạt hiệu quả tốt nhất. Người bệnh nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Đồng thời, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc hạ sốt và giảm đau cơ khớp như paracetamol.

Lưu ý, người bệnh nên tránh các loại thuốc giảm đau có khả năng làm tăng các biến chứng chảy máu, ví dụ như: aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.

Ngoài ra, đối với những trường hợp bệnh nặng hơn có thể sẽ gây sốc hoặc chảy máu. Hãy lập tức đưa người bệnh đến các cơ sở y tế cấp cứu để tránh những hậu quả không đáng có.

Xem thêm: Zona thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa trị bạn nên biết

Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất là diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Bạn thực hiện như sau:

  • Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
  • Thay rửa các dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ hàng tuần.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ để phòng tránh muỗi vào.
  • Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối.
  • Mặc quần áo phủ kín, nhất là khi bạn đi vào những khu vực muỗi mang mầm bệnh.
  • Thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.
  • Luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày, nhất là trẻ nhỏ.
  • Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, sốt xuất huyết là một chứng bệnh rất nguy hiểm. Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể mắc bệnh. Do đó, mỗi lần dịch sốt xuất huyết bùng phát, rất nhiều người đã bị tử vong và hao tốn rất nhiều chi phí y tế. Chính vì vậy, mỗi người chúng ta hãy có ý thức phòng bệnh. Tự giác vệ sinh sạch sẽ nơi ở, dẹp ao nước đọng hoặc những nơi loăng quăng có thể phát triển…

Khi nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nhân cần đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Hi vọng rằng những thông tin trên đây về căn bệnh sốt xuất huyết sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!

5/5 - (1 bình chọn)