Bệnh tăng nhãn áp hiện đang là một chứng bệnh phổ biến thường gặp ở người lớn tuổi. Bệnh có thể ở dạng cấp tính và mạn tính, cả 2 loại này đều nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm. Thậm chí có thể dẫn tới mù lòa nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời.
Vậy rốt cuộc bệnh tăng nhãn áp là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị bệnh tăng nhãn áp như thế nào?… Mọi thắc mắc của bạn liên quan đến tăng nhãn áp đều sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong nội dung bài viết này. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Bạn đang xem: Tăng nhãn áp là bệnh gì? Nên làm gì khi bị tăng nhãn áp?
Tăng nhãn áp là gì?
Tăng nhãn áp, còn được gọi là bệnh thiên đầu đống, cườm nước và glocom. Là tình trạng bệnh lý xảy ra khi áp lực thủy dịch trong nhãn cầu tăng cao tạo áp lực lên mắt. Bệnh sẽ làm tổn hại đến các dây thần kinh mắt và gây mù lòa.
Có 4 loại tăng nhãn áp chính đó là: tăng nhãn áp góc mở, tăng nhãn áp góc đóng. Tăng nhãn áp bẩm sinh và tăng nhãn áp thứ cấp. Trong đó, tăng nhãn áp góc mở là bệnh phổ biến nhất.
Tăng nhãn áp góc mở
Tăng nhãn áp góc mở xảy ra khi dịch tràn ra quá chậm từ góc giữa mống mắt và giác mạc. Chất lỏng sẽ tích tụ và gây tăng áp lực nội nhãn (IOP). Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những tổn thương thần kinh thị giác và mù lòa. Sự tích tụ chất lỏng cũng có thể xảy ra nếu mắt sản sinh ra chất lỏng dư thừa.
Tăng nhãn áp góc mở thường bắt đầu xảy ra trên một mắt. Nhưng theo thời gian sẽ lây sang cả hai mắt. Việc điều trị tăng nhãn áp góc mở phải sử dụng thuốc uống thường xuyên. Đối với những người không uống thuốc thì có thể phẫu thuật tăng nhãn áp.
Tăng nhãn áp góc đóng
Đây là một dạng hiếm gặp của tăng nhãn áp, chỉ chiếm khoảng 15% số bệnh nhân tăng nhãn áp. Loại bệnh này xảy ra khi một phần của mống mắt làm tắc nghẽn góc thoát nước.
Các triệu chứng của tăng nhãn áp góc đóng có thể bao gồm mờ mắt, nhức đầu, đau mắt nghiêm trọng, buồn nôn. Các tình trạng này phát triển dần dần, tuy nhiên lại không có triệu chứng rõ ràng.
Xem thêm : Viêm trực tràng: Những điều bạn cần biết
Chứng tăng nhãn áp cấp tính đòi hỏi sự chăm sóc y tế ngay lập tức để ngăn ngừa mất thị lực vĩnh viễn.
Tăng nhãn áp thứ phát
Bệnh tăng nhãn áp thứ phát thường xuất hiện sau quá trình viêm mắt, phẫu thuật mắt. Mắt có biến chứng chấn thương hoặc đục thủy tinh thể quá nghiêm trọng, mắt bị sưng tấy.
Xem thêm: Cách xây dựng chế độ ăn cho người bệnh mạch vành và cao mỡ máu
Các nguyên nhân tăng nhãn áp
Tùy từng loại tăng nhãn áp mà có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Cụ thể như:
- Tăng nhãn áp góc mở và tăng nhãn áp bẩm sinh: thường là do di truyền gây ra.
- Tăng nhãn áp góc đóng: do có sự tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch dẫn đến tăng áp lực lên mắt.
- Tăng nhãn áp thứ cấp: có thể hình thành nếu những ai đã từng mắc phải tăng nhãn áp góc mở. Tăng nhãn áp góc đóng và bị thêm các bệnh như tiểu đường, chấn thương mắt hoặc thường xuyên dùng các thuốc corticosteroid
Tăng nhãn áp có phải là cận thị không?
Với những thông tin trên, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy rằng tăng nhãn áp và cận thị là 2 bệnh lý về mắt hoàn toàn khác nhau. Và nguy cơ của 2 bệnh này cũng không giống nhau.
Bệnh tăng nhãn áp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khả năng gây mù lòa là trên 40%. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của chính bản thân chúng ta.
Tăng nhãn áp có chữa được không?
Hiện nay vẫn chưa có cách chữa bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên, bệnh này có thể được kiểm soát bằng cách ngăn chặn các tổn thương thêm đối với các dây thần kinh mắt.
Xem thêm : Hẹp van tim nên ăn gì? – Lựa chọn thực phẩm cho trái tim khỏe mạnh
Phương pháp điều trị tăng nhãn áp được chia thành 2 loại: thuốc và phẫu thuật. Cả hai phương pháp này đều có thể điều trị được bệnh bằng cách giảm áp lực nội nhãn.
Thuốc nhỏ mắt điều trị tăng nhãn áp
Thuốc nhỏ mắt là dạng thuốc chủ yếu được dùng trong việc điều trị bệnh tăng nhãn áp, thành phần gồm có các nhóm thuốc sau:
- Nhóm thuốc chẹn Beta: Gồm các hoạt chất như Timolol, Levobunolol, Betaxolol,… có tác dụng làm giảm lượng dịch mắt tiết ra
- Nhóm thuốc chủ vận Alpha: Gồm các hoạt chất như Apraclonidine, Bromonidine,… có tác dụng vừa làm giảm lượng dịch mắt tiết ra vừa làm tăng lượng dịch mắt thoát đi
- Nhóm thuốc ức chế Carbonic Anhydrase: gồm các hoạt chất như Brinzolamide, Dozolamide… có tác dụng làm giảm lượng dịch mắt tiết ra
- Nhóm thuốc gây co đồng tử: Gồm các hoạt chất như Pilocarpine, Ephinephrine… có tác dụng gây co đồng tử nên gia tăng dịch mắt thoát đi, làm giảm áp suất ở mắt
- Nhóm thuốc tương tự Prostaglandin (Prostaglandin Analogs): Gồm có các hoạt chất Latanoprost, Travaprost, Bimatoprost… có tác dụng làm gia tăng lượng dịch mắt thoát đi
Tăng nhãn áp sau mổ
Nếu bệnh tăng nhãn áp không thể được quản lý bằng thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt. Bệnh nhân có thể phẫu thuật tùy thuộc vào loại bệnh tăng nhãn áp. Mục tiêu phẫu thuật là làm giảm chất lỏng trong mắt bằng cách mở rộng vùng thoát nước hiện có. Hoặc bằng cách tạo ra một rãnh thoát nước mới để cho chất lỏng thoát qua.
Phẫu thuật thường không đau, mặc dù một số bệnh nhân có thể cảm thấy một cảm giác nghẹt mũi. Thuốc gây mê cục bộ được sử dụng để làm giảm sự khó chịu của bệnh.
Sau khi mổ, người bệnh có thể bị mờ mắt hoặc kích ứng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng này thường kéo dài ngắn và bệnh nhân có thể quay trở lại hoạt động bình thường như đi làm hoặc học tập vào ngày hôm sau.
Xem thêm: Công dụng và cách dùng cây mật gấu đối với sức khỏe
Tăng nhãn áp kiêng ăn gì?
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh bị tăng nhãn áp cần kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể, người bệnh nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau:
- Không uống nước chè đặc và café. Bởi chè đặc và café làm hưng phấn hệ thống thần kinh. Gây hồi hộp, ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cho bệnh nặng thêm
- Kiêng dùng mỡ động vật và thức ăn có chứa cholesterol như thịt mỡ, lòng đỏ trứng
- Nên hạn chế uống nhiều nước bởi sẽ gây thẩm thấu máu giảm làm nhãn áp lên cao, tình trạng bệnh nặng thêm
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh tăng nhãn áp mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh này cũng như biết cách chăm sóc, điều trị người bệnh tăng nhãn áp tốt nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Bệnh