Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm là một trong những chứng bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau buốt sống lưng đột ngột. Gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào?… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc liên quan đến căn bệnh này nhé.

Nội dung

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Thường xảy ra sau các tác nhân sang chấn hoặc trên nền đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách và trên lâm sàng thường biểu hiện chứng đau về thần kinh.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của cột sống. Nhưng hay gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm sẽ đè ép vào rễ dây thần kinh tọa và gây chứng đau thắt lưng. Và đau lan xuống chân (còn gọi là đau thần kinh tọa). Trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây đau cổ và gáy.

Thoát vị đĩa đệm tiếng Anh là gì?

Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm tiếng Anh nghĩa là Herniated Disc. Đây là một dạng tổn thương của đĩa đệm thường gặp khi bao xơ bị rách và nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Chèn ép vào các rễ thần kinh xung quanh cột sống gây tê bì, đau nhức.

Đọc thêm  Chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bị bệnh gout

Cách nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm

Hầu hết, bệnh thoát vị đĩa đệm không gây ra triệu chứng. Triệu chứng của bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào nơi đĩa đệm bị trật trên xương sống.

Dấu hiệu dễ nhận biết thoát vị đĩa đệm có thể bao gồm đau lưng. Thay đổi trong việc đại tiện hoặc tiểu tiện, nhức đầu, đau cổ, tê liệt, ngứa ran và mệt mỏi.

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau đối với từng người. Nếu bạn xuất hiện những cơn đau ở lưng và cổ lan xuống cánh tay và chân. Đặc biệt là cơn đau đi kèm tê, ngứa ran và mệt mỏi. Hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám.

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm thường là kết quả của quá trình thoái hóa cột sống. Cộng thêm chấn thương do các tác động cơ học hoặc vận động hàng ngày khiến bao xơ đĩa đệm bị rách. Nhân nhầy thoát ra chèn ép dây thần kinh cột sống.

Thoái hóa là tiến trình tất yếu theo thời gian, khiến cho cấu trúc sụn khớp hư tổn. Đĩa đệm bị mất nước và bào mòn, xuất hiện các tổn thương vi thể. Khi đó, các hoạt động liên quan đến cột sống như cúi gập người, mang vác vật nặng sai cách. Xoay người đột ngột hay các chấn thương như té ngã, bước hụt chân… Sẽ gây áp lực lớn lên đĩa đệm, làm chúng dễ bị thoát vị.

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Tình trạng thoát vị đĩa đệm càng nặng sẽ càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Mà còn gây ra một loạt các vấn đề như: rối loạn tiểu tiện, đau thần kinh tọa, teo cơ. Rối loạn cảm giác, thậm chí là liệt nếu không được can thiệp sớm.

Đọc thêm  Sốt phát ban và những điều quan trọng bạn cần biết

Do đó, ngay khi phát hiện mình có những dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm. Hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Theo các bác sĩ, tỷ lệ thành công khi chữa bệnh thoát vị đĩa đệm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể như phụ thuộc vào phương pháp điều trị, tình trạng bệnh lý. Và tính kiên trì của bệnh nhân.

Bệnh thoát vị đĩa đệm không phải là một căn bệnh đơn giản và có thể khỏi sau vài ngày uống thuốc. Muốn chữa được thoát vị đĩa đệm, người bệnh phải xác định chăm chỉ, kiên trì, không được bỏ ngang giữa chừng.

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Trên thực tế, có khoảng 95% số bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng đã cảm thấy khá hơn. Mà không cần phẫu thuật và đã trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường sau vài tuần điều trị.

Khi bị thoát vị đĩa đệm, bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc giảm đau và thả lỏng cơ lưng. Bạn nên hạn chế các hoạt động mạnh và tăng cường nghỉ ngơi. Có chế độ tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.  Vật lý trị liệu sẽ bao gồm các bài tập đặc biệt giúp lưng khỏe hơn và giảm các cơn đau.

Đọc thêm  Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả

Tuy nhiên, khi thuốc và vật lý trị liệu không thể cải thiện được tình trạng bệnh. Bác sĩ có thể thử phương pháp chích thuốc giảm đau vào vùng bị ảnh hưởng. Đôi khi, bạn cũng cần đến phẫu thuật nếu như các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài tuần điều trị.

Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?

Theo các bác sĩ, người bị mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nên tích cực ăn những nhóm thực phẩm như:

  • Thực phẩm giàu canxi: các chế phẩm từ sữa, rau củ có màu xanh đậm, các loại đậu,…
  • Thực phẩm giàu vitamin C, D, E, K, Magie: các loại hoa quả, rau xanh đậm và các loại ngũ cốc
  • Thực phẩm chứa glucosamine và chondroitin: nước hầm xương ống, sụn sườn động vật,…
  • Thực phẩm chứa nhiều đạm: thịt lợn, thịt gia cầm, cá biển, tôm cua,…
  • Thực phẩm giàu omega 3: cá hồi, cá ngừ, các loại hạt,…

Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến căn bệnh thoát vị đĩa đệm. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Đặc biệt là các bệnh nhân đang mắc chứng bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn mau khỏi bệnh!

4.3/5 - (6 bình chọn)