Bệnh viêm gan B: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Trong y học, bệnh viêm gan B thường được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Bởi bệnh ít triệu chứng nhưng lại để lại nhiều hệ lụy cho người bệnh thậm chí có thể gây tử vong. Mặc dù viêm gan B như vậy, nhưng khi hỏi về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này thì nhiều người còn mơ hồ, không rõ.

Nếu bạn cũng là một trong số đó thì bạn không nên bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Dưới đây sẽ là những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh viêm gan B. Mời các bạn cùng theo dõi!

Bệnh viêm gan B là gì?

Bệnh viêm gan B hay còn gọi là viêm gan siêu vi B là tình trạng viêm gan lây nhiễm cao do virus viêm gan B gây ra. Virus này là một trong nhiều loại virus gây viêm và ảnh hưởng đến chức năng gan.

Viêm gan B có 2 dạng:

  1. Viêm gan B cấp tính: Là bệnh lý ngắn ngày, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Đôi khi có thể dẫn tới viêm gan B mãn tính
  2. Viêm gan B mãn tính: Xảy ra dài hạn, khi virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân

Bệnh viêm gan B mãn tính

Phần lớn khi bị viêm gan B mãn tính, cảm thấy bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Một số trường hợp bị viêm gan B mãn tính nặng thì tiếp tục bị các triệu chứng viêm gan B cấp tính như mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, suy gan.

Bệnh viêm gan B mãn tính có biểu hiện lâm sàng: gan to, bàn tay ửng đỏ, spider nevi. Khi bị biến chứng xơ gan có thể bị ứ nước trong bụng, vàng da, loãng máu. Chảy máu trong dạ dày, tĩnh mạch tỏa lớn từ rốn. Nam vú lớn như vú phụ nữ, tinh hoàn teo nhỏ. Biến chứng của bệnh viêm gan B mãn tính là xơ gan và ung thư gan.

Theo các bác sĩ chuyên khoa về gan mật, đa số các bệnh nhân mắc viêm gan B phát hiện bệnh khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Và tiến triển rất nặng gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Và khi đó, quá trình hỗ trợ điều trị thường gặp khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều.

Triệu chứng của viêm gan B

Những triệu chứng khi mắc viêm gan B mà người bệnh có thể gặp bao gồm: nổi ban, đau khớp, mệt mỏi, vàng da.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: nước tiểu đậm màu, phân có màu xanh xám. Ngứa ngáy, chán ăn, buồn nôn, sốt nhẹ, đau bụng, mạch máu nổi lên trên da như màng nhện (còn gọi là dấu sao mạch).

Bệnh viêm gan B còn có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn như xơ gan cổ trướng (bụng chứa nhiều dịch) và suy gan.

Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích là gì? Có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Nguyên nhân bị viêm gan B

Bệnh viêm gan B gây ra do một loại virus có tên là virus viêm gan B. Virus này lây lan qua đường quan hệ tình dục với người bị nhiễm và dùng kim tiêm chưa được khử trùng. Chúng cũng có thể lây truyền qua đường máu và dịch của cơ thể người bị nhiễm bệnh. (như tinh dịch, chất tiết ra từ âm đạo, sữa mẹ, nước bọt, mủ từ vết thương). Ngoài ra, phụ nữ mang thai bị nhiễm viêm gan B cũng có thể truyền bệnh cho con.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Bệnh viêm gan B được lây nhiễm qua 3 con đường chính bao gồm:

  • Đường quan hệ tình dục: Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người bị nhiễm viêm gan B thì bạn cũng có khả năng cao mắc căn bệnh này.
  • Đường máu: Nếu bạn dùng chung kim tiêm với người bị mắc bệnh viêm gan B. Bạn cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này
  • Truyền từ mẹ sang con: Nếu người mẹ bị nhiễm viêm gan B thì khả năng con cũng bị mắc bệnh là rất cao, xác suất lên đến 90%. Tuy nhiên, nếu mẹ tiêm phòng viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi trẻ được sinh ra thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi.

Ngoài ra, bệnh viêm gan B cũng có thể lây nhiễm qua một số đường khác ít phổ biến hơn.

Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?

Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 10 – 20% dân số nhiễm virus viêm gan B. Trong đó có khoảng 5 triệu người trong tình trạng viêm gan mạn tính, xơ gan hoặc ung thư gan.

Khi bị nhiễm virus viêm gan B, chỉ có khoảng ¼ số bệnh nhân nhiễm viêm gan B cấp tính là có biểu hiện lâm sàng và có thể được chẩn đoán và điều trị. Một số ít có khả năng chống lại viêm gan B và “làm sạch” được virus trong cơ thể. Số còn lại thường không có biểu hiện lâm sàng và tiến triển thành viêm gan B mãn tính.

Viêm gan B mãn tính diễn biến âm thầm theo thời gian. Virus này gây tổn thương đến gan dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xơ gan hoặc ung thư gan. Phần lớn bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng ở giai đoạn tiến triển rõ hoặc có biến chứng.

Như vậy, viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm mà chúng ta không nên xem thường.

Bệnh viêm gan B có chữa được không?

Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng khi mắc phải căn bệnh viêm gan B thì gần như chắc chắn rằng họ sẽ luôn mang virus viêm gan B trong cơ thể cho đến cuối đời. Do đó, bệnh viêm gan B đến nay vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị mà hầu như chỉ là các loại thuốc có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng.

Mặc dù khó chữa nhưng viêm gan B không phải là căn bệnh nan y. Nếu người bệnh phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ khỏi bệnh sẽ cao hơn. Còn nếu bệnh càng nặng thì khả năng điều trị khỏi bệnh sẽ càng thấp và nguy cơ tái phát bệnh khá cao.

Xem thêm: Thuốc bổ gan Boganic và cách dùng thuốc hiệu quả nhất

Cách điều trị viêm gan B

Sau khi  bị phơi nhiễm virus viêm gan B, bạn nên gặp bác sĩ ngay để được tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan B. Bởi việc tiêm huyết thanh trong vòng 12 tiếng sau khi phơi nhiễm sẽ giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi sự phát triển của virus viêm gan B. Còn nếu không được tiêm huyết thanh kịp thời thì bạn có thể sẽ bị viêm gan B cấp hoặc mãn tính.

Cách điều trị viêm gan B phụ thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Cụ thể như sau:

1. Đối với bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính

Nếu mắc viêm gan B cấp tính, bạn có thể không cần chữa trị, bệnh có thể tự khỏi. Tại nhà, bạn cần được chăm sóc và chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý từ 1 – 4 tuần sau khi chẩn đoán bệnh. Hơn nữa, trong khoảng thời gian này, bạn cũng nên tránh việc thân mật với người khác. Có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Tiêm huyết thanh là việc không thể bỏ qua đối với người nhiễm bệnh viêm gan B. Trong 2 tuần kể từ khi nhiễm bệnh, bệnh nhân cần được tiêm huyết thanh để kháng virus viêm gan B cho những người có quan hệ mật thiết với họ.

2. Đối với bệnh nhân mắc viêm gan B mãn tính

Trong trường hợp này, bệnh nhân cần được điều trị ngay để làm giảm các nguy cơ mắc bệnh gan cũng như ngăn chặn khả năng lây lan cho người khác.

Phương pháp điều trị đối với người bệnh viêm gan B mãn tính bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng virus như: Lamivudine (Epivir), adefovir (Hepsera), telbivudine (Tyzeka) và entecavir (Baraclude) có tác dụng chống lại virus viêm gan B và làm chậm khả năng gây tổn thương cho gan của chúng.
  • Interferon alfa-2b (Intron A): Đây là một phiên bản tổng hợp của một hợp chất được cơ thể sản xuất ra để chống lại sự nhiễm trùng. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng cho người trẻ tuổi không muốn trải qua quá trình điều trị lâu dài hoặc phụ nữ muốn mang thai
  • Ghép gan: Nếu gan của bạn đã bị tổn thương quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp này. Mục đích của phẫu thuật là cắt bỏ phần gan bị tổn hại và thay vào bằng gan khỏe mạnh của người hiến tặng

Người bệnh viêm gan B nên ăn gì?

Người bệnh viêm gan B nên ăn các loại thực phẩm giàu đạm (thịt, cá, trứng, sữa,…); đường và vitamin như hoa quả tươi, sữa chua… Giảm tối thiểu các thức ăn có mỡ, kể cả các món xào, rán; kiêng tuyệt đối rượu bia; Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm.

Bên cạnh đó, khi chế biến thực phẩm cho người bệnh viêm gan B cần nấu kỹ, dễ ăn và dễ tiêu hóa. Người bệnh nên ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế ăn các thực phẩm quá bổ dưỡng và nên ăn ít thịt.

Hạn chế ăn các đồ ăn nhanh, đồ ăn cay nóng, đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ. Thực phẩm nhiều chất bảo quản để tránh tăng áp lực cho gan. Đồng thời, người bệnh cũng cần bỏ ngay các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya.

Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh viêm gan B cũng nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao điều độ và vừa sức. Mặc dù không thải trừ được virus nhưng việc luyện tập sẽ giúp người bệnh nâng cao thể trạng sức khỏe.

Xem thêm: Chỉ số đường huyết là gì? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến căn bệnh viêm gan B. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này. Để bạn có thêm kiến thức trong việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh viêm gan B. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

4.7/5 - (3 bình chọn)