Bạn đã từng bị viêm tuyến nước bọt hay chưa? Chứng bệnh này gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chúng ta? Bạn cần phải làm gì khi mình hoặc người thân bị bệnh? Việc trang bị các kiến thức y khoa cho bản thân cũng là điều rất cần thiết để chúng ta luôn luôn chủ động trong quá trình phòng và điều trị bệnh.
Vậy viêm tuyến nước bọt là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả ra sao?… Mời các bạn cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Nội dung
Viêm tuyến nước bọt là gì?
Tuyến nước bọt của chúng ta đóng vai trò quan trọng trong chuỗi hoạt động của cơ thể người. Nước bọt được tiết ra giúp bạn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách làm sạch các loại vi khuẩn và thức ăn còn tồn đọng trong miệng.
Viêm tuyến nước bọt là một tình trạng bệnh xảy ra khi vi khuẩn hoặc virus gây nhiễm trùng ảnh hưởng đến tuyến nước bọt hoặc ống dẫn thanh quản. Nhiễm trùng có thể là do lượng nước bọt giảm, tắc nghẽn, viêm hoặc một số nguyên nhân khác.
Khi bạn bị viêm tuyến nước bọt thì các vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi, nảy nở trong khoang miệng sẽ phát triển rất nhanh. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời thì bạn sẽ bị nhiễm trùng gây ra đau đớn, khó chịu trong nhiều ngày liền.
Triệu chứng của viêm tuyến nước bọt
Những dấu hiệu và triệu chứng thông thường của viêm tuyến nước bọt có thể bao gồm:
- Có mùi bất thường hoặc mùi hôi trong miệng
- Không thể mở miệng hoàn toàn
- Khó chịu hoặc đau khi mở miệng hoặc ăn
- Có mủ ở trong miệng
- Khô miệng
- Đau trong miệng
- Đau mặt
- Đỏ hoặc sưng quanh hàm dưới tai, dưới hàm hoặc ở dưới miệng
- Sưng mặt hoặc cổ
- Xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt hoặc ớn lạnh
Trên đây chỉ là những dấu hiệu và triệu chứng phổ biến có thể xảy ra khi bị viêm tuyến nước bọt. Tuy nhiên, các triệu chứng viêm tuyến nước bọt này thường rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng ở bệnh lý khác. Do đó, người bệnh cần đi khám sức khỏe ngay để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh bị viêm tuyến nước bọt khi có các dấu hiệu như khó thở, sốt cao, khó nuốt hoặc các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng thì cần đến gặp bác sĩ ngay nhé.
Nguyên nhân gây bệnh viêm tuyến nước bọt
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm tuyến nước bọt thường là do nhiễm khuẩn. Staphylococcus aureus được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng tuyến nước bọt. Các nguyên nhân khác gây nhiễm trùng đường tiết nước bọt gồm: liên cầu khuẩn, Haemophilus influenza trực cầu khuẩn, viêm họng do liên cầu khuẩn, E.coli.
Tình trạng nhiễm trùng này là hệ quả của việc lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi, thường là do ống dẫn nước bọt bị tắc nghẽn hoặc viêm.
Bên cạnh đó, virus và các loại bệnh khác cũng có thể làm giảm lượng nước bọt như:
- Quai bị
- HIV
- Bệnh cúm A và cúm lậu loại I và II
- Herpes
- Sỏi tuyến nước bọt
- Ống dẫn nước bọt bị nhầy
- Khối u
- Hội chứng Sjogren – tình trạng tự miễn dịch gây khô miệng
- Bệnh u hạt, đây là một tình trạng mà trong đó các vết loang sẹo xảy ra trên khắp cơ thể
- Mất nước
- Suy dinh dưỡng
- Điều trị ung thư phóng xạ ở đầu và cổ
- Vệ sinh răng miệng không thường xuyên
Khi bị viêm tuyến nước bọt, người bệnh rất ít khi gặp phải các biến chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt không được điều trị kịp thời, mủ có thể tích tụ và tạo ra áp xe trong tuyến nước bọt.
Ngoài ra, tình trạng nhiễm trùng tuyến nước bọt do khối u lành tính có thể gây ra làm cho các tuyến bị phình ra. Khối u ác tính (ung thư) có thể phát triển nhanh chóng và gây ra khó khăn cho các chuyển động ở vùng mặt của bệnh nhân.
Cách điều trị viêm tuyến nước bọt
Khi bạn bị viêm tuyến nước bọt, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, nguyên nhân tiềm ẩn cũng như bất kỳ triệu chứng nào khác như sưng hoặc đau. Thuốc kháng sinh có thể được sử dụng trong trường hợp này để điều trị nhiễm khuẩn, mủ hoặc sốt. Máy hút khí có thể được sử dụng để hút áp xe.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần áp dụng các phương pháp điều trị viêm tuyến nước bọt tại nhà như:
- Uống từ 8 – 10 ly nước mỗi ngày với chanh để kích thích tuyến nước bọt và giữ cho tuyến nước bọt sạch sẽ
- Xoa bóp tuyến bị ảnh hưởng
- Chườm nước ấm vào tuyến bị ảnh hưởng
- Rửa miệng bằng nước muối ấm hàng ngày
- Ngậm cà chua hoặc kẹo chanh không đường để kích thích sản xuất nước bọt và làm giảm sưng
Bạn có thể yên tâm, hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn, viêm tuyến nước bọt đều không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn có thể cần phải phẫu thuật nếu bạn bị nhiễm trùng mãn tính hoặc tái phát lại.
Biến chứng của viêm tuyến nước bọt
Thông thường, viêm tuyến nước bọt sẽ khỏi hẳn sau thời gian 1 tuần nếu như được điều trị kịp thời và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Trong trường hợp bệnh nhân không tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ thì chứng bệnh viêm tuyến nước bọt có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Làm cho vùng cổ bị sưng to và chắc chắn khối này sẽ làm tổn thương mang tai
- Mủ có thể tích tụ lại và dần hình thành các ổ áp xe ở tuyến nước bọt
- Những bộ phận khác trên cơ thể cũng có khả năng bị nhiễm trùng
- Nếu viêm tuyến nước bọt xuất phát từ nguyên nhân khối u thì rất có thể sẽ làm phù đại tuyến nước bọt, còn trường hợp khối u ác tính có thể làm mất cử động vùng da bị tổn thương
Cách phòng ngừa viêm tuyến nước bọt
Viêm tuyến nước bọt làm cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu và khó khăn trong việc ăn uống. Thế nên tốt nhất chúng ta nên phòng ngừa chúng trước khi virus xâm nhập vào cơ thể. Phòng ngừa như sau:
- Không được ăn kẹo vào buổi tối
- Đánh răng mỗi ngày, ít nhất là 2 lần (sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ)
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày
- Lấy hết thức ăn thừa trong miệng ra sau khi ăn
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến căn bệnh viêm tuyến nước bọt. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn, giúp bạn biết cách điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn và người thân luôn có thật nhiều sức khỏe!