Hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Chắc hẳn mẹ nào cũng biết đến lợi ích của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh là bổ sung vitamin D giúp cho xương và răng của bé chắc khỏe. Tuy nhiên, khi được hỏi về cách tắm nắng đúng cách cho con thì không phải mẹ nào cũng biết.

Chính vì vậy, để giúp các mẹ có thêm kiến thức trong việc chăm sóc con yêu của mình. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách và an toàn. Mời các mẹ cùng theo dõi nhé!

Nội dung

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách

Tắm nắng đúng cách rất tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bởi những thành phần trong tia nắng mặt trời có tác dụng diệt khuẩn. Chống viêm và kích hoạt da của bé sinh ra vitamin D. Hạn chế tình trạng còi xương, chữa chứng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Do đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng việc tắm nắng đúng cách đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh không đúng cách có thể gây ra những “tác dụng ngược”. Gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bé.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ?

Trước khi tìm hiểu về cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào? Thì mẹ cần lưu ý lựa chọn thời điểm tắm nắng thích hợp để tốt nhất cho con. Đây là điều rất quan trọng mà các mẹ không nên bỏ qua.

Sau khoảng 7 – 10 ngày sinh, bé đã có thể tắm nắng tổng hợp vitamin D. Mẹ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6 – 9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều. Bởi trong khoảng thời gian từ 6 – 9 giờ sáng. Tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời khá là yếu. Thích hợp giúp bé thúc đẩy quá trình trao đổi chất cho cơ thể.

Đọc thêm  Mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không?

Còn sau 5 giờ chiều, tia X – quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé hấp thụ canxi và photpho một cách tốt nhất. Có lợi cho sự phát triển xương.

Như vậy, mẹ nên lưu ý trong khoảng thời gian từ 10 – 16 giờ. Tuyệt đối không cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Bởi tia cực tím cực mạnh xuất hiện trong ánh nắng mặt trời vào khoảng thời gian này sẽ gây tổn thương cho làn da mỏng manh của bé.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao nhiêu phút?

Tùy thuộc vào độ tuổi của bé mà thời gian tắm nắng có thể từ 10 – 30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho bé tắm nắng trong bóng râm khoảng 10 phút. Và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20, 30 phút cho những ngày tiếp theo.

Lưu ý, mỗi đợt tắm nắng cho bé chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày. Sau đó, mẹ nên cho bé “nghỉ” 10 – 20 ngày rồi mới bắt đầu tắm lại. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài trời. Có thể tắm nắng cho con bên cửa sổ hoặc mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.

Xem thêm: Cách xử lý khi bị tắc tia sữa an toàn và hiệu quả nhất

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đến mấy tuổi?

Trong suốt quá trình sống, cơ thể chúng ta luôn cần vitamin D. Do đó, sẽ không có một cơ sở nào cho thấy việc tắm nắng cho trẻ có giới hạn về độ tuổi.

Duy trì việc tắm nắng đúng cách cho trẻ là một việc rất tốt mà mẹ nên làm. Khi trẻ đã đến tuổi có thể tự đi lại và chạy nhảy rồi thì mẹ sẽ không còn vất vả bế trẻ đi tắm nắng nữa. Việc đó tự bé cũng có thể thực hiện được.

Đọc thêm  Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Cách xử lý như thế nào?

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính

Khi mặt trời tiếp xúc với da, tia tử ngoại sẽ tạo ra vitamin D nhưng thủy tinh sẽ ngăn cản tia tử ngoại này. Nên nếu mẹ tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính thì sẽ không có tác dụng. Cách tắm tốt nhất cho bé là để cho các bộ phận của cơ thể bé được tiếp xúc lần lượt và trực tiếp với ánh nắng.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da

Đối với những bé bị vàng da, mẹ có thể điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng. Mẹ cho bé tắm khoảng 30 phút buổi sáng hoặc buổi chiều, lúc nắng nhẹ.

Ánh nắng mặt trời có thể giúp cho những bé sơ sinh bị vàng da nhanh hết. Tuy nhiên, tắm nắng không phải là biện pháp điều trị trong trường hợp bé sơ sinh bị vàng da nặng.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Vào mùa đông, trời lạnh nên các mẹ thường hạn chế cho bé ra ngoài vì sợ bé sẽ bị ho, cảm lạnh… Hơn nữa, việc bé mặc quá nhiều quần áo ấm khi đi ra ngoài cũng khiến cho da của bé ít có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Hệ quả là bé sơ sinh có nguy cơ bị thiếu vitamin D trong mùa đông.

Trời mùa đông thường nhiều mây, thời tiết lạnh, mặt trời lên muộn mà ánh nắng lại yếu. Do đó, mẹ nên đợi đến khi trời ấm hơn mới cho bé tắm nắng. Thường là khoảng 8 giờ 30 phút đến 9 giờ. Còn vào những ngày thời tiết quá lạnh hay có nhiều gió thì mẹ không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Xem thêm: Em bé thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Những lưu ý khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh mẹ cần biết

  • Không tắm cho trẻ ở những nơi gió to, mẹ nên chọn những nơi thoáng đãng, có nhiều nắng.
  • Không nên để ảnh nắng mặt trời chiếu thẳng vào đầu, vào mặt và mắt của bé.
  • Không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào những ngày thời tiết bất thường hay những lúc giao mùa.
  • Cho bé uống nước và lau mồ hôi sau khi tắm nắng. Nếu là mùa hè thì mẹ có thể tắm cho bé ngay sau khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh.
  • Nên mặc ít áo cho bé, để hở da càng nhiều càng tốt.
  • Nên để hở chân tay của bé dưới ánh nắng non.
  • Trong lúc tắm nắng cho trẻ sơ sinh, nếu thấy da bé chuyển sang màu đỏ. Ra nhiều mồ hôi hơn, mạch đập nhanh thì mẹ nên cho bé uống chút nước lọc ngay và lấy nước ấm lau người cho bé
Đọc thêm  Cách trị hăm háng cho trẻ hiệu quả nhất không cần dùng thuốc

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là một cách tốt giúp bổ sung vitamin D cho trẻ. Tuy nhiên, không phải ngày nào cũng có nắng đẹp để mẹ có thể tắm nắng cho bé. Vì vậy, mẹ nên tìm cách bổ sung vitamin D khác cho bé thông qua thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày hoặc thuốc bổ sung. Nếu bé có dấu hiệu thiếu vitamin D, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây về việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách. Sẽ giúp ích cho các  bà mẹ đang nuôi con nhỏ trong việc chăm sóc bé yêu. Nhất là những bà mẹ sinh con lần đầu. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bé yêu của bạn luôn mạnh khỏe và phát triển tốt nhất!

5/5 - (4 bình chọn)