Hiện tượng hăm háng đã không còn quá xa lạ với những bà mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ban đầu chỉ là những vết đỏ trên da, nhưng để lâu và mẹ không có biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách. Sẽ dẫn đến tình trạng viêm da nặng cho bé. Chính vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách trị hăm háng cho trẻ hiệu quả nhất mà không cần dùng thuốc. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Nội dung
Hăm háng ở trẻ biểu hiện như thế nào?
Khi trẻ bị hăm háng, sẽ có sự xuất hiện một vùng da đỏ hoặc một hiện tượng viêm da vùng háng. Xung quanh hậu môn, phần đùi trên, có giới hạn rõ. Nhưng không “tấn công” vùng da bộ phận sinh dục. Có sự phồng nhẹ nơi sang thương, đôi khi lan rộng tạo nên một vùng da sáng hơn ở trung tâm.
Kèm theo đó là hiện tượng tróc vảy, ngứa, nhưng thường sẽ không gây đau cho bé. Đồng thời, màu sắc da tại vùng bị hăm có thể sậm hơn vùng da lành xung quanh.
Hăm háng ở trẻ em nếu không được điều trị, vi nấm sẽ phát triển dưới dạng các sang thương đồng tâm với vùng rìa phồng đỏ, tróc vảy.
Xem thêm: Hướng dẫn tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
Cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh
Trị hăm háng cho trẻ không cầm dùng thuốc luôn là mong muốn của các bậc cha mẹ. Nếu con của bạn mắc bệnh hăm háng, hãy giữ cho vùng hăm luôn được khô ráo và tiếp xúc với không khí nhiều. Bạn có thể tham khảo các bài thuốc dân gian trị hăm háng từ lá trầu không, cây mã đề, lá khế, búp ổi non, lá chè xanh, dầu dừa…
Kết hợp với các bài thuốc dân gian, mẹ cũng nên lưu ý là lập tức ngừng đóng tã, đóng bỉm cho bé bị hăm háng. Đồng thời, mẹ luôn phải vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho bé rồi thấm bằng khăn bông mỗi lần bé đi vệ sinh.
Khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng như: hăm háng không cải thiện hoặc tái diễn liên tục. Bé bị nóng sốt, vùng da bị hăm phồng rộp, mưng mủ, chảy máu hoặc chai cứng. Cha mẹ lập tức đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn phái sinh.
Mẹ nên lưu ý, các bài thuốc dân gian chỉ nên được áp dụng trong trường hợp các vết hăm của bé không quá nghiêm trọng. Nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay thì vùng da này sẽ nhanh chóng lành lại.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Thuốc trị hăm háng cho trẻ
Khi áp dụng các phương pháp dân gian mà tình trạng hăm háng ở trẻ vẫn chưa cải thiện hoàn toàn. Thì cha mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc trị hăm háng cho trẻ như: kem trị hăm Sudocrem, kem trị hăm Bepanthen. Kem trị hăm Bubchen và một số sản phẩm trị hăm rất tốt của Nhật…
Ngăn ngừa hăm háng ở trẻ hiệu quả
Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Mẹ nên lưu ý cách ngăn ngừa hăm háng cho bé như:
- Giữ cho da bé luôn khô, sạch sẽ và thoáng mát và cách chắc chắn nhất để tránh hăm háng.
- Thay tã cho bé thường xuyên và lau rửa kỹ vùng kín của bé.
- Đảm bảo tã mặc cho bé không quá chật để chừa chỗ cho không khí lưu thông quanh vùng mông của bé.
- Nếu bạn đang cho bé bú, hãy tiếp tục càng lâu càng tốt. Vì sữa mẹ có tác động đến độ pH trong nước tiểu và phân của bé, cũng làm giảm chứng hăm háng
Nếu vết hăm kéo dài mặc dù đã áp dụng mọi cách trị hăm háng cho trẻ mà không có tiến triển tốt hơn. Hoặc bé bị sốt, mê man thì cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện càng sớm càng tốt nhé.
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé theo từng giai đoạn
Cách trị hăm háng cho bà bầu
Hăm da là một bệnh da lành tính, đáp ứng tốt với điều trị tại chỗ. Để làm giảm cũng như ngăn ngừa tình trạng hăm háng. Mẹ bầu nên mặc quần áo rộng thoáng, kể cả quần áo lót. Thường xuyên thay đổi quần áo lót. Đặc biệt là khi bạn là người dễ tăng tiết mồ hôi. Bên cạnh đó, mẹ bầu bị hăm háng cũng không nên sử dụng chung khăn tắm, quần áo, giày dép với người khác.
Mẹ bầu hoàn toàn yên tâm vì tình trạng hăm háng sẽ không gây hại cho mẹ và bé. Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ ngăn ngừa và điều trị hăm tã dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi có bất kỳ sự thay đổi da có vẻ bất thường. Đặc biệt là nếu mẹ bầu cảm thấy không khỏe, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị sớm. Sử dụng kem bôi hoặc thuốc uống theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng một số loại nước lá như: lá chè xanh, thảo dược hoàng liên, nụ lá vối, mướp đắng, trầu không. Mã đề, lá khế, đun nước tắm, vệ sinh vùng kín hằng ngày cũng có thể phòng ngừa và trị hăm rất tốt.
Tuy nhiên, các loại lá này cần được lựa chọn và vệ sinh sạch sẽ như ngâm nước muối để diệt trừ các loại vi khuẩn bám trên lá. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và lựa chọn tốt một số thành phần độc tố trong và trên lá vẫn còn. Có thể làm ảnh hưởng tới vùng kín và sức khỏe của mẹ bầu.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến cách trị hăm háng cho trẻ mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bậc làm cha mẹ. Đặc biệt là cha mẹ đang nuôi trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh trong việc chăm sóc bé yêu bị hăm háng. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhé!