Cách xử lý khi bị tắc tia sữa an toàn và hiệu quả nhất

Trên thực tế, không ít các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa đã và đang gặp phải tình trạng bị tắc tia sữa. Nhưng không biết cách xử lý kịp thời khiến cho bầu vú bị áp – xe, viêm vú và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Tắc tia sữa là một triệu chứng thường gặp đối với mẹ mới sinh, nhất là những mẹ nhiều sữa. Bạn cũng đang gặp phải trường hợp này nhưng chưa biết nguyên nhân và cách xử lý ra sao? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tắc tia sữa cũng như cách chữa tắc tia sữa an toàn và hiệu quả nhé.

Tắc tia sữa là gì?

Tắc tia sữa là tình trạng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực. Hiện tượng này xảy ra sẽ khiến cho việc cho con bú hay hút sữa mẹ để tích trữ sẽ gặp nhiều khó khăn, đau đớn.

Tắc tia sữa nếu không được giải quyết nhanh chóng có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn. Điển hình là viêm vú hoặc dừng hẳn việc ra sữa, từ đó gây ra nhiễm trùng cho mẹ.

Tắc tia sữa nổi cục

Tắc tia sữa nổi cục thường xảy ra trong giai đoạn đầu sau khi sinh. Giai đoạn trẻ sơ sinh còn đang bú mẹ. Biểu hiện đặc trưng là mẹ bị căng tức 2 bầu ngực, đôi khi còn cảm thấy rát ở đầu ti. Tùy vào cơ địa của từng mẹ mà tình trạng này diễn ra khác nhau với mức độ nặng nhẹ riêng biệt. Khi tình trạng ứ đọng sữa, tắc sữa để lâu sẽ gây ra hiện tượng nổi cục trên bầu ngực và kèm theo triệu chứng mẹ sốt nhẹ.

Có thể nhiều mẹ cho rằng tình trạng tắc tia sữa nổi cục là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí là gây ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ nếu không được chữa kịp thời.

Triệu chứng của tắc tia sữa

Dù đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hay đã cho con bú một thời gian thì tình trạng tắc tia sữa có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mẹ có thể chú ý đến một số khu vực của vú có hiện tượng cứng và khó chịu.

Tắc tia sữa đi kèm với một số triệu chứng như: đau, tức ngực nhẹ, các nốt sần nhỏ nổi trên ngực, ngực sưng đỏ. Một số khu vực có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.

Xem thêm: Mẹ đang cho con bú có được uống thuốc hạ sốt hay không?

Nguyên nhân gây tắc tia sữa

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc tia sữa ở những bà mẹ đang cho con bú, cụ thể như:

  • Mới sinh: sau khi sinh, việc ứ đọng sữa dẫn đến vú căng cứng và có thể khiến mẹ bị sốt nhẹ.
  • Sữa mẹ dư thừa: sữa mẹ còn thừa trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc do mẹ không hút phần sữa thừa sau khi bé đã bú no
  • Ngực chịu áp lực: mẹ mặc một chiếc áo ngực quá chật, áo bó hoặc mang địu địu con trước ngực cũng khiến tia sữa bị tắc
  • Ít hút sữa ra ngoài:
  • Con ngậm vú mẹ không đúng.
  • Mẹ không cho con bú thường xuyên.
  • Stress: Tâm trạng của mẹ không tốt cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa của cơ thể

Tắc tia sữa chữa như thế nào?

Khi bị tắc tia sữa, đa số các bà mẹ thường tạm dừng cho con bú để ngăn chặn cơn đau. Tuy nhiên, việc này lại hoàn toàn sai lầm. Cách chữa tắc tia sữa hiệu quả nhất là hãy duy trì việc cho con bú. Bởi cho con bú thường xuyên sẽ giúp giảm tình trạng này đi rất nhiều. Hay mẹ cũng có thể sử dụng máy hút sữa để thông tia sữa bị tắc cũng rất hiệu quả.

Trong trường hợp mẹ đang cho con bú nhưng bắt đầu thấy căng tức. Không thoải mái ở vùng ngực thì hãy nhẹ nhàng massage bầu vú trong khi con đang bú hoặc đang hút sữa bằng máy nhé. Hơn nữa, các chuyên gia cũng khuyến khích mẹ nên nghỉ ngơi thật nhiều và bổ sung thêm nước để sữa tiết ra đều đặn hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Cho bé bú bên ngực bị đau trước
  • Chườm ấm quanh bầu ngực
  • Thay đổi tư thế cho con bú
  • Xoa bóp vùng ngực bị đau thường xuyên và đều đặn
  • Uống nhiều nước, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng
  • Nghỉ ngơi

Nếu như sau khi xử lý tại nhà mà mẹ cảm thấy sốt nhiều hơn, đau và nổi cục nhiều hơn không đỡ. Thì ngay lập tức hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời nhé.

Tắc tia sữa uống thuốc gì?

Các loại thuốc chữa tắc tia sữa với nguyên lý điều trị từ sâu bên trong cơ thể. Tùy theo tình trạng bệnh sẽ có những bài thuốc phù hợp. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm thuốc Tây, thuốc Đông y hoặc thuốc Nam.

Mỗi loại thuốc có những ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ nên cân nhắc và hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc Tây. Mẹ chỉ nên dùng thuốc Tây khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ có thể bị ảnh hưởng của thuốc Tây trong chữa trị tắc tia sữa cho mẹ.

Ngoài ra, mẹ bị tắc tia sữa cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian từ những thực phẩm như: lá cây đinh lăng, lá bắp cải, xôi nếp và men rượu, lá mít, lá bồ công anh,…

Trong trường hợp tình trạng tắc tia sữa của mẹ không có dấu hiệu giảm đi mà ngày càng nặng hơn. Thì mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi tình trạng tắc tia sữa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm vú. Và cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh nếu đã bị nhiễm trùng.

Xem thêm: Em bé thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Tắc tia sữa nên ăn gì?

Khi bị tắc tia sữa, nếu mẹ càng ăn các thực phẩm lợi sữa trong khi ống dẫn sữa vẫn chưa được khơi thông thì tình hình sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Thay vào đó, mẹ nên ăn một số thực phẩm hỗ trợ chữa tắc tia sữa như:

  • Uống nhiều nước
  • Hoa quả tươi, nước ép hoa quả
  • Rau xanh
  • Các món từ lá cây đinh lăng

Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên ăn các thực phẩm như: măng tươi, măng khô, măng chua, đường mạch nha, khổ qua. Bí đỏ, dưa gang, bắp cải, lá lốt, cần tây, bạc hà, lá dâu, mỳ tôm, tỏi ớt, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,…

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng tắc tia sữa cũng như biết cách điều trị an toàn và hiệu quả. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

5/5 - (1 bình chọn)