Cây chùm ngây có tác dụng gì sử dụng như tế nào hiệu quả

5/5 - (2 bình chọn)

Bạn có biết, ngoài việc được dùng để chế biến các món ăn. Nhiều bộ phận của cây chùm ngây còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh? Chúng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol, huyết áp cao… Và để tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng cây chùm ngây an toàn, hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé.

Cây chùm ngây là cây gì?

Cây chùm ngây là một loại cây thuộc nhóm thân gỗ có tên khoa học là Moringa. Loài cây này xuất xứ từ vùng Nam Á nhưng cũng mọc hoang và được trồng, khai thác. Sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.

Chùm ngây có thể mọc cao tới 5 – 6m, dễ trồng, dễ sống, khả năng chịu hạn tốt, không kén đất, ít tốn phân. Chỉ cần trồng khoảng 4 – 5 tháng là có thể hái lá. Sau 8 tháng thì cây bắt đầu ra hoa. Hoa chùm ngây màu trắng, có hương thơm. Quả chùm ngây dài 25 – 30cm và có hình dáng giống với quả đậu cô ve. Cây chùm ngây có thể nhân giống bằng gieo hạt hoặc giâm cành.

Cây chùm ngây không chỉ được dùng làm thuốc, lá và quả của loại thảo dược này còn được dùng như một loại rau xanh, gọi là rau chùm ngây. Bộ phận cây chùm ngây dùng làm thuốc bao gồm: lá, hoa, hạt, quả, rễ.

Cây chùm ngây còn có tên gọi khác là gì?

Cây chùm ngây, rau chùm ngây hay còn có tên gọi khác là ba đậu dại. Cây cải ngựa, cây dùi trống, cây dầu bel… Tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng vùng miền.

Ngoài ra, trong Phật giáo, cây chùm ngây còn được gọi với cái tên là cây Độ Sinh bởi tác dụng thần kỳ của loài cây này nên được gọi là cây cứu độ chúng sinh.

Cây chùm ngây mọc ở đâu?

Chùm ngây là một loại cây có xuất xứ từ vùng Nam Á. Loại cây này trước đây mọc hoang rất nhiều ở Việt Nam nhưng không được nhiều người biết về giá trị dinh dưỡng cũng như dược tính của nó.

Sau này, khi có nhiều thông tin hơn về chùm ngây, loại cây này bổng trở thành “thần dược”. Và được rất nhiều gia đình ưa chuộng như một giải pháp dinh dưỡng tối ưu. Khi trồng, rễ cọc của cây sẽ đâm sâu xuống đất giống như củ cà rốt. Cây chùm ngây có thể được trồng theo cách độc lập, trồng theo hàng hoặc trồng làm hàng rào.

Cây chùm ngây trị được bệnh gì?

Rau chùm ngây được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu máu, viêm khớp và các tình trạng đau khớp khác. Đồng thời, cây chùm ngây cũng hỗ trợ điều trị hen suyễn, ung thư, táo bón, đái tháo đường. Tiêu chảy, động kinh, đau bụng, loét dạ dày và ruột, co giật ruột, đau đầu, các vấn đề liên quan đến tim mạch. Huyết áp cao, sỏi thận, ứ nước, rối loạn tuyết giáp, nhiễm vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng.

Không những thế, cây chùm ngây đôi khi còn được dùng trực tiếp trên da để diệt vi trùng hoặc làm se da. Điều trị áp xe, gàu, bệnh viêm nướu, rắn cắn, mụn cơm, vết thương,…

Ngoài ra, dầu từ hạt của cây chùm ngây được dùng trong thực phẩm. Bào chế nước hoa, các sản phẩm chăm sóc tóc và dầu bôi trơn máy.

Cây chùm ngây có tác dụng gì?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra những tác dụng cho sức khỏe con người do cây chùm ngây mang lại như:

  • Ngăn ngừa ung thư: nhờ bộ phận lá cây có chứa niazimicin.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Bảo vệ gan.
  • Làm giảm lượng đường trong máu.
  • Giảm huyết áp đối với bệnh nhân bị huyết áp cao.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể
  • Ngăn ngừa thiếu máu.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi thận.
  • Nuôi dưỡng cho làn da và mái tóc luôn săn chắc, khỏe mạnh.
  • Chữa chứng táo bón.
  • Lợi sữa cho phụ nữ sau sinh.
  • Giảm viêm.
  • Bảo vệ cơ thể chống lại độc tính của asen.
  • Hỗ trợ sức khỏe não bộ.
  • Giảm cân.

Thân cây chùm ngây chữa bệnh gì?

Thân cây chùm ngây là vị thuốc quý giúp phòng ngừa ung thư. Hỗ trợ điều trị tiểu đường, thiếu máu, còi xương. Đồng thời, giúp tim mạch hoạt động ổn định, giảm sưng tấy, viêm nhiễm. Giảm mỡ máu, đau dạ dày, ngừa thai, ung loét, lão hóa. Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, điều trị chứng bất lực, tăng cường ham muốn tình dục.

Tác dụng của cây chùm ngây với trẻ em

Cây chùm ngây rất tốt đối với trẻ em trong độ tuổi ăn dặm. Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào, cây chùm ngây sẽ giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não.

Khi cho trẻ ăn dặm, mẹ có thể nấu bột với rau chùm ngây. Nấu cháo rau chùm ngây thịt băm… Việc sử dụng cây chùm ngây cho bé giúp bổ sung dưỡng chất nhiều hơn cả hoa quả. Hơn nữa, rau chùm ngây kháng sâu bệnh rất tốt. Nên trong quá trình trồng rất ít sử dụng thuốc hóa học. Do đó, các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho con ăn loại rau này nhé.

Cách sử dụng cây chùm ngây

Rễ cây chùm ngây có thể được sử dụng để chắt lấy nước uống hàng ngày với bệnh nhân đang trong giai đoạn hỗ trợ điều trị ung thư, u xơ tiền liệt tuyến, hạ đường huyết.

Thân cây chùm ngây đun sôi với nước rồi để nguội uống hàng ngày dùng cho bệnh nhân tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh nhân sưng viêm, kinh phong,…

Lá cây chùm ngây phơi khô, đun sôi với nước uống hàng ngày. Ngoài ra, lá cây chùm ngây tươi có thể chế biến món ăn hàng ngày giúp tăng lượng sữa và tốt cho trẻ suy dinh dưỡng.

Tác hại của cây chùm ngây

Theo các chuyên gia, cây chùm ngây có thể an toàn khi uống và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Lá, quả và hạt của cây có thể an toàn khi dùng dưới dạng thực phẩm. Tuy nhiên, những bộ phận của cây có thể chứa chất độc hại gây tê liệt và tử vong, đặc biệt là phần rễ cây.

Hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra các tác hại của cây chùm ngây. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin, cây chùm ngây có tác dụng phụ như làm tổn thương gan và thận, tê liệt, gây tiêu chảy nhẹ.

Ngoài ra, vẫn chưa có thông tin chính xác về độ an toàn của cây chùm ngây với liều được sử dụng trong thuốc. Nếu bạn sử dụng loại thảo mộc này dưới dạng đã bào chế thì nên đọc kỹ thông tin trên nhãn bao bì trước khi sử dụng. Và tốt nhất, để tránh tác dụng phụ do cây chùm ngây gây ra, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng nhé.

Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến cây chùm ngây mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng nhũng thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách dùng cây chùm ngây an toàn và hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!