Cây đinh lăng có những tác dụng gì đối với sức khỏe?

Hiện nay, cây đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm của người nghèo” bởi loại cây này dễ tìm, dễ trồng và có nhiều công dụng tuyệt vời. Đây không chỉ là một loại rau sống mà còn là vị thuốc có tác dụng bồi bổ sức khỏe. chữa được nhiều chứng bệnh không ngờ tới. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về loại cây này, về công dụng và cách dùng cây đinh lăng trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Nội dung

Cây đinh lăng là cây gì?

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhân sâm – Araliaceac. Cây còn có tên gọi dân gian là gỏi cá, cây nam dương sâm.

Cây đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao từ 0.8 – 1m. Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3 – 10mm. Phiến lá chót có răng cưa không đều, lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt.

Cây đinh lăng là một loại cây cảnh khá quen thuộc với các gia đình. Từ trong những kinh nghiệm dân gian cho đến những nghiên cứu khoa học. Đều chứng minh được rằng cây đinh lăng thực sự rất bổ ích cho cơ thể người.

Thành phần hóa học của cây đinh lăng

Người ta đã tìm thấy trong cây cây đinh lăng có các alcaloit, glucozit, saponin, flavonoid, tannin, vitamin B1, B2, C. Và các axit amin quan trọng như lyzin, xystei và methionine rất cần thiết cho con người.

Cây đinh lăng có tác dụng gì?

Lá của cây đinh lăng thường được dùng dưới dạng thuốc sắc. Rượu ngâm hoặc bột khô để chữa chứng ho, đau tức vú, tắc tia sữa. Làm lợi sữa, chữa kiết lỵ, làm thuốc tăng lực, chữa chứng suy nhược cơ thể…

Rễ cây đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch. Bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực, dẻo dai, tăng cường sức chịu đựng. Rễ cây có chứa saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Ngoài ra, rễ cây còn chữa 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Nhờ đó mà cây đinh lăng giúp tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Một số tác dụng nổi bật của cây đinh lăng

1. Chữa lành vết thương

Đối với những vết thương ngoài da bị chảy máu. Bạn chỉ cần giã nát một ít lá cây đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá cây đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương nhanh lành hơn.

Đọc thêm  Sâm Bố Chính và những công dụng chữa bệnh đối với sức khỏe

2. Lợi sữa

Trong số những loại đồ uống giúp các sản phụ “gọi sữa về”. Chúng ta không thể không nhắc tới lá đinh lăng. Bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá cây đinh lăng rồi cho vào đun sôi. Sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm. Nếu nước bị nguội thì bạn nên hâm nóng lại để phát huy công dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô lá cây đinh lăng rồi sao vàng. Sau đó pha như nước chè để uống hằng ngày.

3. Chữa bệnh về tiêu hóa

Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa trị bệnh trĩ. Bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài. Xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Còn củ và cành đinh lăng sẽ được dùng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.

4. Chữa sưng đau xương khớp

Bạn lấy khoảng 40 gram lá đinh lăng tươi giã nhuyễn. Sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.

5. Chữa chứng ra mồ hôi trộm

Nếu trẻ nhỏ thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu. Bạn dùng lá cây đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

6. Điều trị bệnh thận

Cây đinh lăng được xem như là một loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng điều trị bệnh thận, nhất là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Nhưng những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá cây đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.

Cây đinh lăng có mấy loại?

Hiện nay, cây đinh lăng có khoảng 150 loài, chủ yếu mọc ở khu vực Madagascar. Còn ở Việt Nam có khoảng 7 – 8 loại cây đinh lăng.

1. Đinh lăng lá nhỏ

Đây là loại cây đinh lăng phổ biến nhất ở Việt Nam và thường được gọi tắt là cây đinh lăng. Đinh lăng lá nhỏ có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Và một số tên gọi khác là đinh lăng nếp, gỏi cá, sâm Nam Dương.

Đọc thêm  Cây dừa cạn và những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời bạn chưa biết

Cây đinh lăng lá nhỏ có lá hình lông chim, có hoa, thân nhẵn. Chiều cao từ 80 cm – 2 m nếu được chăm sóc tốt. Loại cây này thường được trồng làm cảnh, làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền.

2. Đinh lăng lá to

Có tên khoa học là Polyscias filicifolia và tên gọi khác là đinh lăng rang, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Loại cây đinh lăng này có lá to và khá là hiếm gặp. Lá dày và to hơn nhiều so với đinh lăng lá nhỏ.

3. Đinh lăng đĩa

Cây đinh lăng đĩa có hình dạng lá khác hẳn so với đinh lăng lá nhỏ. Dáng lá to tròn, loại lá đĩa này rất hiếm gặp và ít được mọi người biết đến.

4. Đinh lăng lá răng

Có dáng lá xẻ răng cưa, thường được trồng để làm cây kiểng.

5. Đinh lăng lá tròn

Loại cây đinh lăng này có tên khoa học là Polyscias balfouriana và tên gọi khác là đinh lăng vỏ hến. Cây đinh lăng lá tròn có dáng lá to, xen kẽ màu xanh và màu trắng. Trông rất hài hòa, đẹp mắt nên thường được trồng làm cây cảnh.

6. Đinh lăng lá vằn

Cây đinh lăng lá vằn có tên khoa học là Polyscias guilfoylei. Cây có hình dáng lá đẹp như những cánh hoa, nhưng loại này rất hiếm gặp.

7. Đinh lăng mép lá bạc

Cây đinh lăng mép lá bạc có tên khoa học là P. guilfoylei var. lacinata. Tên gọi khác là đinh lăng viền bạc, đinh lăng trổ. Đinh lăng viền bạc có dáng lá đẹp, được trồng làm cây cảnh dạng đinh lăng bonsai.

Cây đinh lăng ngâm rượu

Rượu đinh lăng giúp tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Rất tốt cho các bạn đang tập gym, yoga, các loại võ thuật… Đồng thời, loại rượu này cũng giúp bạn chống lại các hiện tượng mệt mỏi, ăn không ngon, ngủ không yên.

Bên cạnh đó, việc dùng rượu cây đinh lăng cũng giúp bạn tăng cường trí nhớ. Rất tốt cho những người lao động bằng trí óc. Ngoài ra còn giúp lên cân, cải thiện vóc dáng nếu uống rượu đinh lăng điều độ.

Hiện nay, cây đinh lăng có 2 loại chính để ngâm đó là đinh lăng khô và đinh lăng tươi nguyên củ. Đối với đinh lăng tươi nguyên củ. Bạn nên áp dụng tỷ lệ chuẩn sau: 6 – 7 lít rượu với 1kg đinh lăng. Còn đối với đinh lăng khô, bạn ngâm theo tỷ lệ 10 – 12 lít rượu với 1kg đinh lăng khô (thường thì 4kg tươi mới được 1 kg khô).

Đọc thêm  Rau Chân Vịt và những công dụng chữa bệnh cực kì hiệu quả

Rượu đinh lăng ngâm tươi thì khoảng 6 tháng kể từ khi đổ rượu vào bình. Còn ngâm khô thì khoảng 3 tháng là bạn có thể sử dụng. Bạn chia đều 2 bữa, mỗi bữa chỉ uống 1 chén rượu nhỏ thì sẽ phát huy hết công dụng của rượu đinh lăng ngâm nhé.

Cách trồng cây đinh lăng

Đinh lăng là một loại cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất với khí hậu khác nhau. Miễn là đất thoát nước tốt, không bị ngập úng. Bên cạnh đó, cây đinh lăng cũng có thể trồng quanh năm. Nhưng bạn nên trồng vào đầu mùa mưa để đỡ công tưới nước. Cây giống cần được ươm trong bầu 4 – 5 tháng hoặc ủ trong cát 50 – 60 ngày cho thật nhiều rễ thì khi trồng, tỷ lệ cây sống sẽ cao hơn.

Cây đinh lăng ít chịu ảnh hưởng bởi sâu bệnh nên bạn hầu như không phải sử dụng thuốc trừ sâu hay các loại thuốc bảo vệ thực vật. Để chăm sóc tốt cho cây, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi cây trồng được khoảng 6 tháng tuổi. Bạn tiến hành bón thúc bằng phân ure với liều lượng 8 kg/sào.
  • Khi cây đinh lăng được 2 năm tuổi trở đi. Bạn nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hằng năm để thúc cây nhanh phát triển hơn. Sau khi tỉa lần đầu, bạn bón thêm 15 kg phân NPK. 4 kg Kali và bón thêm phân chuồng với liều lượng khoảng 300 kg/sào.

Cây đinh lăng sau khi trồng được 3 năm thì bạn có thể thu hoạch vào bất cứ lúc nào trong năm. Nhưng tốt nhất bạn nên thu hoạch vào tháng 11 và tháng 12. Củ và rễ cây đinh lăng cần được chế biến sau khi thu hoạch khoảng 5 ngày. Bng cách thái lát mỏng rồi phơi hoặc sấy khô để tránh bị mốc và hỏng nhé.

Trên đây là đầy đủ những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về cây đinh lăng. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn hiểu rõ hơn về cây đinh lăng cũng như biết cách sử dụng cây đinh lăng để mang lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của bạn và mọi người. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!