Những tác dụng mà cây Hoàn Ngọc mang lại cho sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)

Chắc hẳn những người trong ngành y học đã không còn xa lạ gì với cây Hoàn Ngọc. Một thứ dược liệu rất quý chữa được nhiều căn bệnh khác nhau trong dân gian.

Nhưng ngoài ngành thì có lẽ còn nhiều người chưa biết loại cây này. Hoặc chưa nắm được đầy đủ thông tin cũng như biết hết công dụng y học tuyệt vời của cây. Vậy giờ chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về cây thuốc quý này nhé!

Cây hoàn ngọc là gì?

Theo khoa học, Hoàn ngọc có tên Pseuderanthemum (Nees) Radlk., thuộc họ Ô Rô (Acanthaceae).

Sở dĩ gọi là “Hoàn ngọc” vì theo một câu chuyện dân gian nào đó. Chính cây “hoàn ngọc” đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất khi trêu đùa đá vào bìu nhau. Câu chuyện đó cũng nói lên phần nào tác dụng tuyệt vời của cây thuốc quý này.

Hình dáng cây Hoàn Ngọc ngoài đời thực.

Và giống như nhiều loại cây có giá trị dược liệu khác. Cây hoàn ngọc cũng có rất nhiều tên gọi. Tùy theo từng vùng miền mà cây hoàn ngọc lại được người dân ưu ái gọi với những cái tên khác nhau như: nhật nguyệt, xuân hoa, trạc mã, nội đồng, con khỉ,… hay thậm chí là cây mặt quỷ.

Đặc điểm cây Hoàn Ngọc

Thuộc loại cây bụi lâu năm, Hoàn ngọc có thể cao từ 1 đến 2m. Thân non màu xanh lục, phân nhiều cành mảnh, phần gốc hóa gỗ màu nâu. Lá mọc đối, hình mũi mác, đầu nhọn, mép nguyên. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành, màu trắng pha tím. Đài 5 lá rời nhau, tràng hợp có ống hẹp và dài. Quả nang, chứa 4 hạt.

Hoàn ngọc được chia thành 2 loại:

  1. Hoàn ngọc đỏ
  2. Hoàn ngọc trắng.

Vì cả hai loại đều có những đặc điểm gần như giống nhau hoàn toàn. Nên khá khó để phân biệt nếu không phải một người chuyên tiếp xúc hay tìm hiểu về nó.

Hoàn ngọc đỏ: Lá non có ngọn hơi nâu hoặc nâu đỏ, khi lá già thì mặt trên xanh đậm hơn. Lá có vị chua hơi chát, mặt lá có một lớp lông tơ.

Hoàn ngọc trắng: Lá cây xanh đều 2 mặt, có dịch nhớt.

Hoàn ngọc là cây ưa bóng, đặc biệt khi cây còn non. Cây phát triển mạnh mẽ nhất vào mùa mưa hay trong môi trường ẩm, nhiều hơi nước. Hoàn ngọc trắng có sức sống mạnh mẽ hơn hoàn ngọc đỏ.

Cách nhận biết cây Hoàn Ngọc.

Thành phần hóa học của cây Hoàn Ngọc

Trong cây Hoàn ngọc chứa sterol, flavonoid, đường khử, carotenoid, acid hữu cơ. 7 chất đã được phân lập, trong đó 4 chất là Phytol, β-sitosterol. Hỗn hợp đồng phân Epimer của Stigmasterol và Poriferasterol.

Lá tươi chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g, protein hòa tan 25,5mg/g, polysaccharid hòa tan 0,80%, và các chất: Ca 875,5mg%, Mg 837,6mg%, K 587,5mg%, Na 162,7mg%, Fe 38,75mg%, Al 37,5mg%, V 3,75mg %, Cu 0,43mg%, Mn 0,34mg%, Ni 0,19mg%. Lá có enzym với hoạt tính cao ở pH 7,5, nhiệt độ 70oC.

Công dụng trong y học của Hoàn Ngọc

Hoàn ngọc là cây không độc tố, có thể dùng tươi hay dùng khô. Dùng đắp ngoài da hay lấy nước uống đều tốt. Khi dùng nhai trực tiếp thì nên nhai chậm, nhai kĩ. Vì hoàn ngọc kết hợp với nước bọt sẽ có hiệu quả tốt nhất.

Trải qua nhiều nghiên cứu trong nhiều năm, người ta đã đúc kết ra được hoàn ngọc thực sự như một cây “thuốc tiên” có thể chữa trị. lLàm giảm triệu chứng của rất nhiều căn bệnh. Dưới đây là những công dụng trị bệnh và cách sử dụng hữu hiệu của cây thuốc quý này:

1. Cầm máu

Nếu mắc những căn bệnh gây chảy máu trong như trĩ nội – ngoại ra máu. Xuất huyết đường tiêu hóa, tụ máu do chấn thương, ho ra máu… tThì hãy nhai 7-10 lá hoàn ngọc tươi hoặc đun 10 lá hoàn ngọc dùng uống như nước trà vào buổi sáng. Liên tục trong khoảng hơn một tuần thì bệnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.

2. Chữa bệnh lở loét, nhiễm khuẩn, sẹo lồi

Lá hoàn ngọc có công dụng kháng khuẩn, khiến vết thương nhanh khép miệng và lành sẹo. Nếu bị sưng mủ, viêm loét, nhiễm khuẩn… Có thể dùng lá hoàn ngọc tươi cùng chút muối sạch đem giã nát, đắp vào vết thương.

Cây hoàn ngọc có hoạt tính thủy phân protein nên nếu đắp lá tươi giã nát. Còn có thể khiến tiêu giảm sẹo lồi, mụn lồi.

3. Chữa các bệnh về đường tiêu hóa và gan

Những bệnh nhân đang bị đi ngoài, đau bụng, táo bón… có thể sử dụng từ 7 đến 9 lá hoàn ngọc/lần. Mỗi ngày nên dùng 4 lần. Chỉ cần sử dụng lá này trong 3 ngày là bệnh sẽ khỏi.

Nếu như trong trường hợp bị đau bụng do đau ruột thừa mà chưa kịp tới bệnh viện để cấp cứu. Vậy thì người bệnh có thể sử dụng 15 đến 20 lá hoàn ngọc nhai cho kĩ. Trong vòng 1 – 2 giờ nên ăn khoảng 4 lần lúc này cơn đau sẽ được giảm nhẹ và có đủ thời gian để tới bệnh viện khám chữa.

4. Hỗ trợ điều trị ung thư

Người mắc ung thư giai đoạn khởi phát dùng lá hoàn ngọc có thể kìm hãm và ngăn chặn quá trình phát triển của tế bào ung thư. Ngày 5 lần, mỗi lần 10 lá hoàn ngọc, nhai từ từ rồi nuốt nước. Cứ như vậy làm trong 3 tháng sẽ ngăn chặn được sự phát triển của căn bệnh ung thư quái ác.

Nếu là người đã mắc ung thư đến giai đoạn nặng, có thể dùng lá hoàn ngọc để giảm đau. Khi chữa bệnh phải tối thiểu hết mức có thể chất đạm động vật vì nó sẽ đẩy nhanh quá trình phát triển của tế bào ung thư.

Những lưu ý khi sử dụng cây Hoàn ngọc

Như đã nói, cây hoàn ngọc là loài cây không có tính độc. Nên không có lưu ý đặc biệt gì về chống chỉ định khi sử dụng. Nhưng để đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh thì trước khi sử dụng vẫn nên hỏi kĩ và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.