Hoàng Kỳ còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác như Đái thảm, Bách bản, Sinh hoàng kỳ, Thanh chích kỳ,… là một loại cây thuộc họ cánh bướm. Đây là loại thuốc Đông ý được xem là anh em sinh đôi của nhân sâm. Bởi những công dụng tuyệt vời mà nó đem lại.
Thành phần hóa học có trong cây Hoàng kỳ
Trong Hoàng kỳ có chứa nhiều thành phần các chất hóa học như: choline, acid amin, saccarosa, gluocosa, betain, tinh bọt, gôm, chất nhầy,protid (6.16% – 9,9%), acid forlic, vitamin P, glucoronic acid, soyasaponin I, isoflavonid (calycosin, calycosin-7-O-b-D-glucosid, formononetin và onomin), palmatic, linoleic acid, coriolic acid,…
Bạn đang xem: Tác dụng chữa bệnh của cây Hoàng Kỳ bạn nên biết
Công dụng của cây Hoàng kỳ
1. Công dụng của Hoàng kỳ đối với sức khỏe
Hoàng kỳ có một công dụng rất tốt phải nhắc đến đầu tiên đó là giúp điều trị chứng phổi khí hư. Các bệnh liên quan đến chức năng phổi yếu, hơi thở ngắn, ho dài ngày. Hơi thở khó và mệt mỏi và các bệnh khác liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ phổi.
Đối với các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, Hoàng kỳ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Và đối phó với bệnh có thể giảm nhẹ nhanh các triệu chứng của bệnh.
Nếu uống Hoàng kỳ đều đặn có thể giúp điều trị bệnh loãng xương. Bệnh ngứa ngáy hay nhức mỏi, tê cứng ở các phần chi dưới.
Bên cạnh đó Hoàng kỳ còn có nhiều tác dụng như tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể. Thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, giúp lợi tiểu, tăng lực co bóp của tim bình thường, giúp hạ áp,…
Xem thêm : Rau cải thìa và những tác dụng chữa bệnh đối với sức khỏe
Đối với thận và niêm đạo có thể trị đạm niệu do Thận hư nhiễm mỡ. Nếu dùng với liều cao có thể làm giảm đạm niệu khi dùng chung với Đảng sâm
2. Công dụng của Hoàng kỳ đối với sắc đẹp
Đối với sắc đẹp của chị em phụ nữ thì không thể kể đến khả năng cải thiện làn da tuyệt vời của Hoàng kỳ. Bằng cách lưu thông máu, bổ sung dinh dưỡng cho da. Điều chỉnh khí huyết từ đó nuôi dưỡng làn da trẻ đẹp.
Phương pháp bào chế Hoàng kỳ
Có hai cách bào chế Hoàng kỳ:
Cách đầu tiên bạn có thể ủ mềm, thái lát mỏng từ 1 đến 2 mm. Sau đó sấy nhẹ hoặc đem ra phơi khô. Phương pháp bào chế này được gọi là Hoàng kỳ sống.
Còn một phương pháp nữa khi bào chế Hoàng kỳ thái mỏng pha với nước cùng mật ong rồi trộn đều. Ủ cho thầm mật ong rồi đem sao vàng với tỷ lệ trộn là 100kg Hoàng kỳ trộn với 25 đến 30 kg mật ong. Hoàng kỳ được điều chế theo phương pháp này người ta gọi là Hoàng kỳ thấm mật sao.
Cách nhận biết cây Hoàng kỳ?
Cây Hoàng kỳ thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 50 đến 80cm. Thân cây có chiều thẳng đứng phân thành nhiều cành. Rễ cây dạng hình trụ có đường kính khoảng từ 1 đến 2 mm. Dai và đâm sâu dưới lòng đất.
Có vỏ ngoài màu nâu vàng hoặc nâu đỏ. Lá của cây hoàng kỳ là lá kép lông chim sẻ, mọc so le. Gồm 6-13 lá chét hình trứng, dài từ 6-22mm, rộng 3-8mm. Trên trục lá có lông trắng, đầu lá nhọn hoặc tròn. Đây cũng là đặc điểm để phân biệt với các loại Hoàng kỳ khác như lá của loại cây hoàng kỳ Mông Cổ là lá chét nhỏ hơn, có từ 24-35 lá chét.
Những lưu ý khi sử dụng Hoàng kỳ
Tác dụng phụ
Do tác dụng làm tăng hoạt động của hệ miễn dịch. Nên Hoàng kỳ có thể gây ra các tác dụng phụ như làm các triệu chứng của bệnh về miễn dịch như đa xơ cứng, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,…
Tương tác thuốc
Khi sử dụng Hoàng kỳ bạn nhớ hỏi ý kiến của bác sĩ nếu cũng đang dùng loại thuốc nào đó. Để tránh trường hợp các thuốc cỏ thể tương tác với nhau. Gây nên những ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Các thuốc có thể tương tác với Hoàng kỳ như thuốc cycloporine và các loại thuốc cortisone… Vì vậy khi sử dụng Hoàng kỳ bạn nên tránh sử dụng cùng lúc với những loại thuốc này. Hoặc các loại thuốc kích thích hệ miễn dịch khác do khả năng tăng cường hoạt động hệ miễn dịch của Hoàng kỳ.
Phân biệt Hoàng kỳ
Hiện nay có rất nhiều loại Hoàng kỳ khác nhau vì vậy bạn nên hỏi bác sĩ về cách phân biệt các loại Hoàng kỳ. Để tránh một số loại Hoàng kỳ có thể gây nguy hiểm cho con người.
Lưu ý:
- Mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng tối đa là 15 gam Hoàng kỳ. Và uống vào buổi sáng để Hoàng kỳ phát huy được những hiệu quả tốt nhất.
- Bạn không nên sử dụng Hoàng kỳ khi đang mắc các bệnh nhiễm trùng, sốt, viêm,…
- Nếu bạn là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Hoàng kỳ.
Trên đây là một số thông tin của cây Hoàng kỳ. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết bạn đọc có thể có những lựa chọn tốt nhất. Phù hợp nhất những loại thuốc cho cơ thể của mình !
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Thảo dược - Cây thuốc dân gian