Trong thời gian gần đây, việc sử dụng cây mật gấu để làm thuốc chữa bệnh đang ngày càng phổ biến. Công dụng tuyệt vời là vậy. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại thảo dược này cũng như cách sử dụng cây mật gấu ra sao để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chính vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến cây mật gấu. Giúp mọi người sử dụng loại thảo dược này một cách an toàn và hiệu quả.
Bạn đang xem: Công dụng và cách dùng cây mật gấu đối với sức khỏe
Cây mật gấu là gì?
Cây mật gấu có tên khoa học là Isodon Iophanthoides. Hay còn có tên gọi khác là cây hoàng liên ô rô, cây mã rồ, cây lá đắng. Loại cây này mang lại nhiều tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc có khí hậu mát mẻ như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn…
Lá cây mật gấu có vị đắng khi nhai nhưng sau đó lại có vị ngọt. Tất cả các bộ phận của cây như thân, rễ, lá và quả đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong cây có các alcoloid nhóm benzyl isoquinolein gồm berberin, isotetrandin, berban amin, oxyacanthin, palmatin…
Một cây mật gấu thông thường sẽ cao khoảng 4 – 6 m. Lá mật gấu dạng kép, hình giống lông chim sẻ, mọc so le nhau và dài tầm 20 – 40 cm. Đầu lá nhọn, mép lá có nhiều răng nhọn, ngọn thân mật gấu nhiều cụm hoa, hoa màu vàng nhạt.
Quả mật gấu hình trái xoan, nhiều thịt, đường kính tầm 1 cm. Núm nhọn ở quả khi chín sẽ ngả dần sang màu xanh nâu rồi nâu. Mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, đơm trái vào tháng 5 và tháng 6. Sở dĩ lá cây mật gấu có vị đắng là do trong lá có chứa các chất: alkaloids, tannin, saponin, glycoside.
Xem thêm: Rau bina là rau gì? Cách trồng và chế biến rau bina ngon nhất
Công dụng của cây mật gấu
Cây mật gấu là một loại thảo mộc thuốc nam giàu protein, vitamin và các khoáng chất cùng beta-carotenne. Không nên dùng loại cây này như một loại rau mà chỉ dùng dưới dạng nước sắc hoặc nấu sôi.
Xem thêm : Cây Lưỡi Hổ: Ý nghĩa phong thủy và các tác dụng chữa bệnh
Bạn có thể sử dụng lá cây mật gấu để sắc thuốc uống hoặc hỗ trợ cho các thuốc khác trong việc điều trị các bệnh như xương khớp. Đái tháo đường, tiêu chảy, viêm gan, vàng da, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, kiết lị, viêm ruột…
Bên cạnh đó, cây mật gấu còn có công dụng giúp cho cơ thể thanh nhiệt, giải độc gan. Điều hòa huyết áp và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, nhất là bệnh ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, cây mật gấu cũng được sử dụng để làm thuốc điều trị bệnh tại rất nhiều quốc gia trên thế giới, cụ thể như:
Ở Ấn Độ: Lá cây mật gấu được dùng để chữa bệnh tiểu đường. Cành và rễ cây mật gấu được dùng để điều trị HIV. Hạ sốt, giảm ho, cảm cúm, phát ban, viêm tuyến vú.
Ở Congo: Lá và rễ của cây được dùng để chữa các bệnh như kiết lị. Viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.
Ở Nam Phi: Rễ của cây mật gấu được sử dụng để chữa sán máng. Hiếm muộn và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.
Ở Tây Phi: Lá cây mật gấu được dùng làm trà uống giúp lợi tiểu. Chữa táo bón, nhiễm trùng, đái tháo đường, các bệnh có liên quan đến gan,…
Những ai nên sử dụng cây mật gấu?
Xem thêm : Rau cải thìa và những tác dụng chữa bệnh đối với sức khỏe
Với công dụng mà chúng tôi vừa kể trên thì những đối tượng nên sử dụng cây mật gấu bao gồm:
- Những người mắc các bệnh có liên quan đến gan như: viêm gan B, viêm gan C, tăng men gan, xơ gan…
- Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, viêm dạ dày.
- Những người thường xuyên uống rượu bia.
- Người đang mắc bệnh sỏi mật, thừa cân, đang trong tình trạng béo phì.
- Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa, chức năng tiêu hóa kém, tiêu chảy, táo bón hay viêm đại tràng.
- Người mắc các bệnh về xương khớp, đau lưng, sưng khớp.
- Người thường xuyên bị mất ngủ hoặc đau nhức về ban đêm.
- Bệnh nhân bị ho lao, ho ra máu.
Cách sử dụng cây mật gấu an toàn
Đối với cây mật gấu, bạn có thể sắc nước rễ cây, thân cây và lá cây để uống hàng ngày. Sau khi rửa sạch, bạn hãy đun sôi với tỷ lệ 20g lá tươi/1 lít nước trong vòng 15 phút. Nước này bạn có thể dùng thay thế nước uống hàng ngày giúp cơ thể thanh nhiệt, giải độc, đặc biệt là dùng giải rượu rất tốt.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng cây mật gấu để ngâm rượu thuốc. Sau khi rửa sạch, bạn hãy thái nhỏ, phơi khô và ngâm với rượu. Sau 15 ngày, rượu sẽ chuyển màu và màu sẽ đậm dần theo thời gian. Sử dụng rượu ngâm cây mật gấu sẽ có tác dụng điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột, tê thấp.
Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng cây mật gấu điều trị đúng bệnh. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc để được tư vấn rõ hơn nhé.
Xem thêm: Cây đinh lăng có những tác dụng gì đối với sức khỏe?
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng cây mật gấu
Cây mật gấu là một loại thảo mộc có chứa chất kháng sinh. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng, không dùng quá liều và dùng kéo dài. Đối với nước sắc của cây mật gấu, bạn chỉ nên dùng khoảng 2 tuần rồi ngưng dùng trong 2 – 4 tuần sau đó dùng tiếp.
Khi mới sử dụng cây mật gấu, bạn nên bắt đầu với liều thấp. Không ngưng đột ngột các thuốc đặc trị (thuốc hạ huyết áp, hạ đường huyết). Hơn nữa, bạn cũng nên theo dõi chặt chẽ các biểu hiện bất thường của cơ thể. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường. Bạn hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý phù hợp.
Trên đây là những thông tin chi tiết về công dụng, cách dùng cũng như lưu ý quan trọng khi sử dụng cây mật gấu. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của cây, từ đó, sử dụng đúng cách và mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh nhé. Chúc bạn mạnh khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Thảo dược - Cây thuốc dân gian