Bệnh mạch vành và cao mỡ máu hàng năm cướp đi sinh mạng của hàng trăm nghìn người. Đây gần như là một “cặp song sinh” vì chúng thường hay song hành với nhau. Gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở người cao tuổi. Thế nhưng có thể bạn chưa biết nếu biết cách xây dựng chế độ ăn cho người bệnh mạch vành và cao mỡ máu hợp lý. Đã có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đi hơn một nửa.
Mối liên quan giữa bệnh mạch vành và mỡ máu cao
Tại sao gọi bệnh mỡ máu cao và bệnh mạch vành là 2 anh em song sinh? Với người bệnh mỡ máu cao, các phân tử mỡ xấu (LDL Cholesterol) sẽ liên tục lắng đọng xuống thành mạch (trong đó có mạch vành). Khiến thành mạch bị xơ vữa, mất khả năng đàn hồi và hẹp dần lại.
Bạn đang xem: Cách xây dựng chế độ ăn cho người bệnh mạch vành và cao mỡ máu
Mạch vành dần suy thoái, giảm khả năng cấp máu cho tim. Bên cạnh đó, những mảng xơ vữa từ xa dễ dàng di chuyển đến gây thuyên tác mạch vành. Gây ra những biến chứng bệnh nguy hiểm trong đó có nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Xem thêm : Chỉ số BMI là gì? Cách tính chỉ số BMI chuẩn cho cả nam và nữ
Mỡ máu cao chính là nguyên nhân thường gặp và quan trọng nhất dẫn đến bệnh mạch vành. Khiến cho nhiều người đã phải “ra đi không báo trước”… Vì vậy bạn cần phải nắm được các chỉ số mỡ máu bao nhiêu là cao để theo dõi cho mình và người thân. Có thể kịp thời phòng tránh các bệnh lý nguy hiểm liên quan.
Xây dựng chế độ ăn cho người bệnh mạch vành
Chế độ ăn cho người mạch vành và bệnh mỡ máu cần phải được xây dựng đúng nguyên tắc. Đảm bảo cung cấp được chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Nhưng lại không làm nặng hoặc có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Dưới đây là những lời khuyên bạn có thể tham khảo:
- Ăn ít đồ ngọt, đò béo ngậy, ít ăn các loại thịt mỡ. Thay vào đó bạn có thể sử dụng các loại dầu thực vật thay thế như dầu đậu nành, dầu bắp, dầu đậu phộng… Ít ăn các loại nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, hạn chế ăn đường.
- Có thể cung cấp đạm cho cơ thể từ các loại thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da (tốt nhất nên ăn phần nạc ức). Ăn nhiều các loại cá đặc biệt là cá biển. Nên thay thế bằng nguồn đạm thực vật trong đậu nành.
- Ăn nhiều các thực phẩm chứa chất xơ, vitamin và chất khoáng, thường có trong các loại rau xanh và trái cây. Các chất khoáng như Cr, Zn rất có ích cho việc chuyển hóa chất béo và đường. Trong khi chất xơ có tác dụng ức chế quá trình hấp thu cholesterol ở ruột.
- Khi chế biến món ăn nên hấp, luộc, hạn chế hoặc tránh hẳn việc xào rán. Nên sử dụng các loại gia vị bảo vệ sức khỏe như tỏi, nấm hương, nấm mèo, hành, tảo, khoai môn.
- Nên ăn thành nhiều bữa, không nên ăn quá no, ăn theo cảm xúc. Những bữa ăn nó có thể trở thành yếu tố làm bộc phát các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Xem thêm : Hướng dẫn xử lý ngộ độc thực phẩm nhanh chóng bạn nên biết
Ngoài việc xây dựng chế độ ăn, bạn cũng nên có chế độ luyện tập phù hợp để cơ thể sử dụng tối đa lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Tập luyện còn giúp tăng tính bền thành mạch và sức chịu đựng cho cơ tim. Tuy nhiên hãy tập những bài tập vừa sức thôi bạn nhé!
Thống kê về bệnh mạch vành, những con số biết nói
Theo tổ chức y tế thế giới WHO, các bệnh lý về tim mạch đang là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Đặc biệt là các nước đang phát triển. Ở việt nam, con số này càng đáng báo động khi mà cứ 3 người trưởng thành lại có một người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Các bệnh lý về tim và mạch máu hàng năm cướp đi sinh mệnh của hơn 200.000 người. Bằng ¼ tổng số người tử vong ở Việt nam mỗi năm.
Các thống kê cũng cho thấy, độ tuổi mắc bệnh tim mạch đang trẻ hóa dần. Không chỉ ở người cao tuổi, những người từ 40 đến 50 tuổi cũng có tỉ lệ mắc bệnh cao. Và nhiều trường hợp tử vong vì bệnh ở độ tuổi chưa đến 40.
Hãy xây dựng cho mình lối sống và chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn nhé! Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Tin sức khỏe