Chỉ số đường huyết là gì? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường? Nếu bạn đang có thắc mắc này khi tìm hiểu về bệnh tiểu đường. Thì điều đó chứng tỏ bạn cũng đã quan tâm đến sức khỏe của mình. Và biết cách chăm sóc bản thân một cách khoa học.
Thay vì việc ngồi lo lắng xem mình có bị mắc bệnh tiểu đường hay không? Mình có thể ảnh hưởng vì căn bệnh này hay không. Thì mỗi chúng ta hãy chủ động trang bị cho mình những kiến thức cần thiết ngay từ những điều cơ bản nhất nhé. Và để hiểu rõ hơn về chỉ số đường huyết, mời các bạn cùng theo dõi những thông tin mà chúng tôi sẽ chia sẻ ngay dưới đây.
Bạn đang xem: Chỉ số đường huyết là gì? Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết có tên tiếng Anh là Glycemic Index (GI). Là chỉ số phản ánh tốc độ tăng nồng độ đường (glucose) trong máu khi cơ thể hấp thụ những loại thực phẩm giàu chất bột đường như cơm, bánh mỳ, bún, các loại đồ ngọt, sữa… Tuy nhiên, hàm lượng bột đường của mỗi thực phẩm là khác nhau.
Cụ thể, những loại thực phẩm chứa nhiều đường hấp thu nhanh được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Khi cơ thể hấp thu những loại thức ăn này, lượng glucose trong máu sẽ tăng lên rất nhanh. Và ngược lại, những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ tốt cho sức khỏe của người bệnh hơn. Nhất là đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Chỉ số đường huyết của người bình thường
Đối với đa số những người khỏe mạnh thì chỉ số lượng đường trong máu bình thường như sau:
- Đường huyết bình thường trong cơ thể khoảng 4 mmol (4 mmol/L hoặc 72 mg/dL)
- Khi hoạt động bình thường của cơ thể phục hồi chỉ số lượng đường trong máu ở khoảng 4,4 – 6,1 mmol/L (82 – 110 mg/dL)
- Một khoảng thời gian ngắn sau khi ăn đường huyết có thể tăng tạm thời lên đến 7,8 mmol/L (140 mg/dL)
Xem thêm: Tháp dinh dưỡng hợp lý – bí kíp sức khỏe vàng cho mọi lứa tuổi
Chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường
Xem thêm : Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc ngủ mà bạn nên biết
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, đường huyết có thể như sau:
- Trước bữa ăn: 4 – 7 mmol/L (72 mg/dL – 128 mg/dL) cho những người bệnh mắc loại 1 hoặc loại 2.
- Sau bữa ăn: dưới 9 mmol/L cho những người bệnh có loại 1 và 8,5 mmol/L cho những người bệnh có loại 2
Chỉ số đường huyết của bà bầu
Thông thường, chỉ số đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn bình thường bởi khi đó. Cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để cung cấp dưỡng chất cho mẹ và bé. Bên cạnh đó, nồng độ hormone sinh dục trong thời kỳ mang thai cũng thay đổi gây ảnh hưởng tới chỉ số đường huyết của bà bầu.
Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:
- Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)
- Đường huyết 1 giờ sau ăn: 108,9 mg/dL ± 12,9 (6,05 mmol/L ± 0,72)
- Đường huyết 2 giờ sau ăn: 99,3 mg/dL ± 10,2 (5,52 mmol/L ± 0,57)
Trong thời kỳ mang thai, nếu bác sĩ có nghi ngờ đường huyết thai kỳ thì cần phải xét nghiệm vào tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Trong trường hợp có ít nhất 2 lần xét nghiệm, chỉ số đường huyết cao hơn giá trị trên. Thì mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Xem thêm: Bảng cân nặng thai nhi theo từng tuần thai kỳ chuẩn nhất
Chỉ số đường huyết của trẻ em
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, Hội nghiên cứu Tiểu đường Châu Âu và Liên hiệp Tiểu đường Thế giới năm 2009 khuyến cáo về các xét nghiệm cho tiểu đường như sau:
Xem thêm : [Review] Sâm Alipas có tác dụng gì? Mua ở đâu – có tốt hay không?
Xét nghiệm tiểu đường ngẫu nhiên: Tức là xét nghiệm máu bất kỳ lúc nào mà không quan tâm đến bữa ăn. Kết quả chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường khi Glucose ≥ 200 mg/dL ( 11,1 mmol/L).
Xét nghiệm đường huyết đói:
- Bình thường: Từ 70 đến 99 mg/dL (3,9 – 5,5 mmol/L)
- Tiền tiểu đường: Từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 – 6,9 mmol/L)
- Tiểu đường: Từ 126 mg/dL trở lên ở 2 lần thử khác nhau
Đối với trẻ em thừa cân thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường là có thể. Do đó, bạn cần giảm cân cho trẻ và điều chỉnh ngay chế độ ăn uống hợp lý.
Chỉ số đường huyết HbA1C
HbA1C (Glycated hemoglobin) là một xét nghiệm đánh giá chỉ số đường huyết trung bình trong 2 – 3 tháng trước. Chỉ số HbA1C càng cao thì nguy cơ phát triển các biến chứng của bệnh tiểu đường càng lớn.
Kết quả test HbA1C như sau:
- Chẩn đoán có bệnh tiểu đường: khi HbA1C > 6,5% với trên 2 lần xét nghiệm riêng biệt
- Tiền tiểu đường: khi HbA1C là 6 và 6,5 %
Chỉ số đường huyết trước khi ăn
Việc kiểm tra chỉ số đường huyết nên thực hiện vào buổi sáng và bệnh nhân cần phải nhịn ăn sáng để kiểm tra, lượng đường trong máu sẽ như sau:
- Đối với người bình thường: 4,0 – 5,9 mmol/l (70 – 107 mg/dL)
- Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy Glucose đường huyết: 6,0 – 6,9 mmol/l (108 – 126 mg/dL)
- Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 6,9 mmol/l (126 mg/dL)
Chỉ số đường huyết sau khi ăn
- Đối với người bình thường: dưới 7,8 mmol/l (140 mg/dlL
- Đối với người tiền tiểu đường hoặc suy dung nạp glucose: 7,9 – 11,1 mmol/l (141 đến 200 mg/dL)
- Chẩn đoán người bệnh tiểu đường: hơn 11,1 mmol/l (200 mg/dL)
Trên đây là những kiến thức cơ bản về chỉ số đường huyết cũng như cách kiểm tra, chẩn đoán. Xem bạn có đang bị mắc bệnh tiểu đường hay không. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn biết cách bảo vệ sức khỏe của mình và mọi người xung quanh an toàn nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Tin sức khỏe