Húng quế không chỉ là một loại rau trong các bữa ăn của con người. Giúp các món ăn thêm ngon hơn, hấp dẫn hơn. Mà húng quế còn được coi là một vị thuốc quý và dễ tìm trong Đông y. Chắc hẳn công dụng và cách dùng húng quế trong điều trị bệnh không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Nội dung
Húng quế là gì?
Húng quế là một loài rau thơm đa niên thuộc họ Hoa môi. Cây cao chừng 0.3m, lá rậm, xanh thẫm, mùi vị nồng. Ở một số nơi trên thế giới, húng quế được dùng làm gia vị.
Húng quế còn là một loại thảo dược thuộc họ bạc hà có vị cay, tính nóng. Được dùng làm gia vị cho các món ăn và cũng mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe.
Húng quế có tác dụng gì?
Cây húng quế có tác dụng làm giảm triệu chứng của một số bệnh như co thắt dạ dày, biếng ăn, đầy hơi, các bệnh về thận. Chứng phù nề, cảm lạnh, mụn cóc, nhiễm giun, vết rắn cắn và côn trùng cắn.
Bên cạnh đó, húng quế còn có khả năng chữa trị bệnh viêm khớp, bảo vệ gan, kháng lại vi khuẩn. Tinh dầu húng quế có chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa lão hóa và bệnh ung thư, dưỡng da. Điều trị mụn trứng cá và vảy nến. Hơn nữa, một thành phần hóa học có trong húng quế là axit cafferic còn có hiệu quả chống lại bệnh ung thư cổ tử cung.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ cho thấy húng quế giúp duy trì mức độ bình thường của cortisol – hormone gây stress cho cơ thể. Do đó, lá húng quế có tác dụng chống căng thẳng, làm dịu thần kinh. Điều chỉnh khả năng tuần hoàn máu và đánh bại các gốc tự do vốn là tác nhân dẫn đến stress.
Ngoài ra, tương tự như bạc hà, húng quế còn có tác dụng làm mát cổ họng nên có thể kiểm soát được cảm giác thèm hút thuốc. Húng quế dùng sau khi sinh giúp tăng lưu lượng máu và kích thích ra sữa. Tuy nhiên, húng quế lại không thể dùng làm thuốc bổ khi mang thai vì có chất gây đột biến ở thai nhi.
Húng quế trị ho
Lá húng quế trị ho là cách được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả nhanh chóng và dễ thực hiện. Bạn có thể dùng húng quế để chữa ho đờm thông thường. Hay thậm chí là ho nhiệt, viêm họng, khản tiếng.
Hơn nữa, việc chế biến lá húng quế trị ho rất dễ thực hiện tại nhà với nguyên liệu chính chỉ là rau húng quế và đường.
Húng quế trị sổ mũi
Trị sổ mũi bằng bài thuốc dân gian từ rau húng quế cũng được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả nhanh chóng. Bởi vì có khả năng sát trùng, diệt nấm mốc, kháng khuẩn nên có thể dùng để trị sổ mũi với nhiều cách khác nhau.
Để trị sổ mũi bằng lá húng quế, bạn có thể áp dụng các cách như:
- Dùng tỏi và lá húng quế.
- Dùng lá húng quế trong các bữa ăn.
- Xông mũi bằng tinh dầu húng quế sẽ làm giảm tình trạng khó chịu ở mũi.
Cách dùng húng quế để trị bệnh
Dùng húng quế để hạ đường huyết: Bạn dùng 2.5g bột lá húng quế pha với 200 ml nước uống mỗi ngày, uống trong vòng 2 tháng.
Liều dùng của húng quế có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng húng quế có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc khi có ý định sử dụng húng quế để chữa bệnh nhé.
Húng quế có những tác dụng phụ gì?
Trong quá trình sử dụng húng quế, bạn có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ. Chẳng hạn như: ngộ độc, hạ đường huyết, làm loãng amú, ung thư niêm mạc gan. Làm chậm quá trình đông máu và tăng xuất huyết.
Đặc biệt, húng quế có thể gây ảnh hưởng đến phụ nữ đang mang thai nếu ăn quá nhiều. Có thể dẫn đến các cơn co thắt ở tử cung, gây biến chứng trong khi sinh hoặc ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Húng quế có phải húng chó không?
Húng quế còn có tên gọi khác là: húng giổi, é tía, rau quế, húng chó, húng dổi, húng lợn. Do đó, húng chó chỉ là một tên gọi khác của húng quế do cách gọi tên tùy thuộc vào từng vùng miền nên sẽ có sự khác nhau.
Cách trồng cây húng quế
Húng quế là một loại cây khá phổ biến và dễ trồng. Có 2 phương pháp trồng cây húng quế, cụ thể:
Trồng húng quế bằng phương pháp giâm cành
Bạn chọn những cây húng quế sinh trường tốt, không mang mầm bệnh, thân to, mập, lá xanh, tươi tốt. Sau đó, bạn tiến hành cắt cành, mỗi đoạn cành dài khoảng từ 3 – 5 cm. Bạn giâm xuống đất 3 – 4 cm, uốn cong phần giâm dưới đất để tăng diện tích tiếp xúc với đất và giúp cho cây mau bén rễ.
Trồng cây húng quế bằng mầm (củ)
Tại các vườn trồng rau húng quế thường lấy mầm rễ để làm giống. Sau khi hái xong, bạn tiến hành để củ làm giống. Đến khoảng tháng 10 – 11 thì bạn lấy mầm trắng lên làm giống.
Trong quá trình trồng húng quế, bạn cũng cần bón phân, chăm sóc, tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến cây húng quế mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về cây húng quế. Từ đó giúp bạn biết cách sử dụng húng quế an toàn và hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!