Đau bụng trên: Dấu hiệu của những chứng bệnh nguy hiểm khôn lường

5/5 - (2 bình chọn)

Trên thực tế, nhiều người thường gặp trình trạng đau bụng trên và thường xem nhẹ, nghĩ là không quan trọng. Tuy nhiên, sự chủ quan của bạn có thể sẽ dẫn đến hậu quả không đáng có. Bởi đau bụng trên có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh liên quan đến gan, ruột, túi mật, dạ dày… Nếu bạn hoặc người thân đang bị đau bụng trên thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Những thông tin bổ ích dưới đây về đau bụng trên có thể sẽ giúp bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời những chứng bệnh nguy hiểm. Mời các bạn cùng theo dõi!

Đau bụng trên rốn

Như chúng ta đều biết, vùng trên rốn gồm có: dạ dày, hành tá tràng, gan, mật, tụy, lách. Phía trên hệ tiết niệu (thận, phía trên niệu quản). Bao quanh các cơ quan trên rốn còn cò màng bụng. Khi người bệnh có biểu hiện đau bụng trên rốn có nghĩa là một trong số các cơ quan này đang gặp “trục trặc”. Hoặc cũng có thể là do triệu chứng đau tại các vùng lân cận gây ra.

Đau bụng trên rốn ở người lớn có thể là do bệnh gan mật, nhất là túi mật. Viêm đường dẫn mật, sỏi, u ác tính và đều gây đau bụng vùng trên rốn kèm theo nhiều triệu chứng khác (sốt, vàng da,…) và thường xảy ra sau bữa ăn có nhiều đạm, mỡ.

Bên cạnh đó, đau bụng trên rốn của người lớn có thể là bệnh gan. Trường hợp đau bụng quằn quại sau khi vận động hay sau khi đi xe bị xóc nhiều. Có thể là do sỏi thận, niệu quản (lệch sang phải hay lệch sang trái hoặc cả 2 bên. Nếu bị sỏi thận, niệu quản là cả 2 bên).

Trường hợp đau thượng vị lệch sang trái có thể là lách sưng trong một số bệnh (sốt rét, chấn thương) và bệnh dạ dày. Ngoài ra, đau bụng trên rốn còn có thể là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: thủng dạ dày, thủng túi mật, thấm mật phúc mạc, ứ nước, ứ ủ thận…

Đau bụng trên rốn ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ bị đau bụng trên rốn thường là do đau bụng giun. Bởi thông thường, đau bụng do giun thì chỉ đau quanh rốn. Tuy nhiên, trong trường hợp giun chui cuống mật thì cơn đau bụng rất dữ dội, quằn quại. Người bị đau thường phải gập người lại mới đỡ đau. Đây là dấu hiệu điển hình của tình trạng giun chui cuống mật.

Tuy nhiên, trường hợp thủng dạ dày cũng có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi từ già đến trẻ sơ sinh. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan trong trường hợp con bị đau bụng trên nhé.

Đau bụng trên khi mang thai

Các mẹ bầu nên biết rằng đau bụng trên khi mang thai có thể là dấu hiệu của một vấn đề nguy hiểm nào đó. Do đó, trong suốt quá trình mang thai, mẹ luôn phải cảnh giác với những cơn đau bụng trên của mình nhé.

Nguyên nhân gây đau bụng trên khi mang thai có thể là do:

  • Tử cung phát triển (thai nhi lớn dần lên)
  • Bong nhau thai sớm (đau bụng trên đi kèm với ra máu âm đạo)
  • Táo bón hoặc đầy hơi
  • Tiền sản giật (đau bụng trên đi kèm với đau đầu dữ dội, thị giác bị thuyên giảm, luôn có cảm giác buồn nôn và nôn)
  • Viêm đại tràng

Đau bụng trên bên trái

Các cơ quan quan trọng nằm ở bụng trên bên trái là: lách, dạ dày, một phần của tụy. Thận trái và tuyến thượng thận trái, đoạn trên của ruột già (đại tràng), một phần nhỏ của gan.

Nguyên nhân gây ra đau bụng trên bên trái có thể là do: do lách, do ruột, sỏi thận và nhiễm trùng thận, do động mạch chủ, do tụy và các cơ quan khác.

Nếu cơn đau không quá nghiêm trọng và không kèm theo các triệu chứng khác như chảy máu. Bạn hoàn toàn có thể tự chăm sóc bản thân để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, khi những cơn đau bụng trên bên trái kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm. Hoặc ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay nhé.

Xem thêm: Bệnh táo bón là gì? Cách điều trị và phân loại bệnh táo bón

Đau bụng trên bên phải

Phần bụng trên bên phải gồm các cơ quan như: gan, mật, một phần ruột, tụy tạng, hoành cách mô bên phải. Khi một trong các cơ quan này gặp “trục trặc” thì đều có thể gây ra tình trạng đau bụng trên bên phải.

Nguyên nhân gây ra đau bụng trên bên phải có thể là: do bệnh về gan mật. Do giun chui vào trong ống mật, do ung thư gan, viêm màng phổi.

Trong trường hợp bị đau bụng trên bên phải dưới sườn cũng tùy thuộc vào từng trường hợp. Triệu chứng đi kèm mà cơn đau ở từng bệnh nhân sẽ khác nhau. Nếu cơn đau gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn. Kèm theo các triệu chứng như khó tiêu, đầy hơi, đi ngoài kéo dài hoặc không đi ngoài được. Lúc này, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời nhé.

Đau bụng trên ở giữa

Đau bụng trên ở giữa thường cảnh báo các bộ phận bị ảnh hưởng như: ruột non, ruột già, dạ dày. Dẫn đến các căn bệnh như viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm màng tim,…

Do đó, khi thấy cơn đau bụng trên ở giữa diễn ra thường xuyên. Thì tốt nhất bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời.

Đau bụng trên rốn buồn nôn

Đau bụng trên rốn buồn nôn có thể là triệu chứng của các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày ở các vị trí thượng vị, tâm bị hoặc bờ cong nhỏ dạ dày.

Đau sau khi ăn no là viêm loét dạ dày, đau như dùng dao đâm thủng dạ dày. Đau quặn bụng sau khi vận động hoặc đi xe bị sóc có thể là do sỏi mật. Đối với bệnh về gan hay sỏi mật đau thường xuất hiện sau bữa ăn. Kèm theo các triệu chứng sốt cao, vàng da, có cảm giác buồn nôn và nôn.

Những người bị bệnh dạ dày thường kèm theo các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng, chướng bụng. Đặc biệt là hiện tượng ợ chua có thể kèm theo chứng buồn nôn hoặc nôn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Trong trường hợp này, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời. Tránh những hậu quả không đáng có cho sức khỏe.

Như vậy, trên đây là những kiến thức có liên quan đến hiện tượng đau bụng trên mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng nên trang bị cho bản thân. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!