Đau thần kinh tọa là một trong những chứng bệnh khá phổ biến hiện nay. Nó gây ra những cơn đau đớn và những bất tiện trong sinh hoạt cũng như làm việc của người bệnh. Chứng bệnh này thường xuất hiện nhất ở những người trong độ tuổi từ 30 – 60 tuổi. Có đặc thù nghề nghiệp thường xuyên phải mang vác nặng hay hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài. Chính vì thế, việc tìm hiểu về đau thần kinh tọa là vô cùng cần thiết đối với mỗi chúng ta.
Vậy đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả như thế nào?… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về chứng bệnh này nhé!
Bạn đang xem: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau thần kinh tọa hiệu quả
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa hay còn gọi là đau dây thần kinh tọa. Là một bệnh y khoa đặc thù bởi triệu chứng đau dọc xuống chân từ lưng dưới. Các cơn đau gây ra khi thần kinh tọa bị tổn thương hoặc chèn ép. Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất trong cơ thể. Đi từ tủy sống đến hông và xuống mặt sau của cẳng chân.
Sự đau đớn này có thể đi xuống ở đằng sau, bên ngoài hoặc ở phía trước chân. Cơn đau thường ập đến sau các hoạt động như nhấc vật nặng, mặc dù nó cũng có thể tới từ từ. Thông thường, triệu chứng chỉ ở một bên thân thể. Tuy nhiên, một số nguyên nhân nhất định có thể gây ra đau ở cả 2 bên.
Đau thần kinh tọa tiếng Anh là gì?
Đau thần kinh tọa tiếng Anh là sciatica. Đây là tình trạng ở nước ngoài khá phổ biến, nó xuất hiện sớm hơn ở nước ta.
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Triệu chứng của đau thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn dọc theo dây thần kinh. Từ lưng dưới, qua mông và chạy phía sau chân của một bên cơ thể.
Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh đau thần kinh tọa bao gồm:
- Cảm giác đau, nóng rát, tê cứng, cơ mỏi hoặc yếu và ngứa râm ran từ thắt lưng xuống mông và dọc xuống mặt sau cẳng chân. Thông thường chỉ có một chân (bao gồm cả chân hoặc một phần bàn chân) bị ảnh hưởng
- Các triệu chứng tệ hơn khi người bệnh đi lại, cúi người, ngồi lâu, ho hoặc hắt hơi nhưng đỡ hơn khi nằm.
- Cơn đau có thể nhẹ hoặc nhức, buốt, nóng rát hoặc đau cực độ.
- Việc đi lại gặp khó khăn hoặc không thể đi lại nếu đau thần kinh tọa nghiêm trọng.
- Tê ở chân dọc theo dây thần kinh.
- Cảm giác ngứa ran ở chân và ngón chân.
- Thay đổi dáng đi.
Xem thêm : Nguyên nhân triệu chứng bệnh sốt rét và cách điều trị
Nếu các triệu chứng này nhẹ và kéo dài không quá 4 – 8 tuần thì đa số là bệnh đau thần kinh tọa cấp tính. Còn nếu cơn đau vượt qua thời gian trên, cần có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Thông thường, đau thần kinh tọa là do đĩa đệm cột sống lồi ra và đè trực tiếp lên dây thần kinh tọa. Đĩa đệm cấu tạo từ một chất giống như sụn bao bọc bởi một lớp cứng có sợi ở bên ngoài. Đĩa đệm có nhiệm vụ giảm sốc cho cột sống nhưng trong một số trường hợp có thể thoát vị và đè lên dây thần kinh.
Tuy nhiên, đau thần kinh tọa cũng có thể là do các nguyên nhân khác như: viêm khớp thoái hóa gây kích thích hoặc sưng dây thần kinh tọa; hiếm hơn nữa là dây thần kinh tọa bị chèn bởi khối u, cơ; bị chảy máu trong. Nhiễm trùng và biến chứng từ chấn thương như gãy xương chậu.
Ngoài ra, chứng hẹp ống sống chèn lên dây thần kinh cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa.
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Trường hợp đau thần kinh tọa nhẹ, bệnh nhân vẫn có thể đi lại và làm việc nhưng nếu hoạt động quá nhiều hoặc vận động mạnh sẽ gây đau tái phát. Tuy nhiên, nếu đau thần kinh tọa nặng, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đến khả năng lao động.
Nếu bạn cảm thấy đau thắt lưng lan dọc xuống mông và chân kèm theo tê chân hoặc bỏng rát như kim châm. Kiến bò thì nên đi khám bác sĩ ngay để được điều trị sớm, ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Đau thần kinh tọa có chữa được không?
Trên thực tế, đau thần kinh tọa không phải là bệnh, đây chỉ đơn giản là một thuật ngữ dùng để mô tả một tập hợp các triệu chứng liên quan gây ra kích thích dây thần kinh hông do các nguyên nhân ở trên.
Chính vì thế, việc điều trị tận gốc đi từ nguyên nhân sẽ giúp cơ thể tự phục hồi các cơn đau.
Cách điều trị đau thần kinh tọa
Xem thêm : Mun Trứng Cá ở Cằm
Cách điều trị đau thần kinh tọa còn phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau của người bệnh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tự phục hồi mà không cần đến bệnh viện điều trị.
Đau thần kinh tọa cấp tính
Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa cấp tính, người bệnh có thể sử dụng các biện pháp tự chăm sóc như: dùng thuốc giảm đau; các bài tập thể dục như đi bộ, yoga, taichi,…; chườm nóng hoặc lạnh.
Trong trường hợp người bệnh bị đau dữ dội, có thể cần dùng thuốc mạnh hơn có chứa narcotic trong thời gian ngắn. Bác sĩ sẽ đề nghị xoa bóp nóng lạnh xen kẽ để giảm nhức cơ và đau buốt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, tất cả các thuốc giảm đau và sưng đều có tác dụng phụ. Hơn nữa, không phải tất cả các thuốc giảm đau đều thích hợp cho tất cả bệnh nhân. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng thuốc phù hợp nhé.
Đau thần kinh tọa mãn tính
Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn mãn tính, việc điều trị thường liên quan đến việc kết hợp các biện pháp như vật lý trị liệu, châm cứu bấm huyệt, sử dụng các loại thuốc tân dược hoặc thuốc Nam.
Ngoài ra, nếu tất cả các biện pháp trên không hiệu quả và các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh nhân cần được phẫu thuật để loại bỏ các xương nhánh hoặc phần đĩa đệm đang chèn ép dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, việc có nên phẫu thuật hay không sẽ được các bác sĩ cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích.
Đau thần kinh tọa nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm có thể giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng của đau thần kinh tọa như:
- Vitamin B6: chuối, cà chua, bơ đậu phộng, đậu nành, rau chân vịt, hạt óc chó, thịt gia cầm và cám lúa mì,…
- Vitamin B9: đậu Hà Lan, đậu ngự, măng tây, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, bông cải xanh, nước cam, rau củ cải, quả bơ và gan động vật,…
- Vitamin B12: hàu, cua, cá hồi, cá ngừ, thịt bò, tôm hùm, gan, thịt cừu, phô mai mozzarella, phô mai Thụy Sỹ, phô mai Parmesan, trứng,…
- Vitamin C: cam, dứa, bưởi, cà chua, rau chân vịt, dâu tây, anh đào, bắp cải và bí đỏ,…
Đau thần kinh tọa kiêng ăn gì?
Những loại thực phẩm mà người bệnh bị đau thần kinh tọa cần nói “không” như: muối, đồ ăn có nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá, thịt đỏ (thịt bò, thịt dê,…),… Đồng thời, không nên ăn thực phẩm chưa nấu chín khi bị đau thần kinh tọa.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến chứng bệnh đau thần kinh tọa. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn về đau thần kinh tọa cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Bệnh