Khi nhắc đến hoa hồi chúng ta thường nghĩ đến ngay thực phẩm này là gia vị có trong các loại nước hầm, kho, phở, cà ri… Tuy nhiên loài hoa này lại có công dụng rất hữu ích về mặt dược liệu. Chúng ta cùng nghiên cứu xem hoa hồi có những đặc điểm đa dạng tuyệt vời như thế nào dưới những thông tin dưới đây.
Hoa hồi là gì?
Hoa hồi là quả hồi của cây đại hồi hoặc tiểu hồi, có số 8 cánh xòe ra như cánh hoa. Người Trung Quốc còn gọi hoa hồi là “bát giác hồi hương”. Thường thì quả hồi khi chín được hái và phơi khô. Theo dân gian, hoa hồi có mùi rất thơm, vị ngọt, tính cay, nóng.
Bạn đang xem: Hoa hồi và #10 tác dụng chữa bệnh kèm các bài thuốc quý từ dân gian
Cây hồi là cây thân thẳng, to, cao từ 6-10m, thuộc nhóm cây mỡ. Có các cành nhẵn, cây có dáng thẳng đứng. Khi cây còn non thì có màu xanh lục hơi nhạt và chuyển màu nâu hơi xám lúc già đi. Lá cây hồi được mọc so le, có hình trứng thuôn hoặc hình mác. Đầu hơi nhọn, rộng từ 3-4cm, dài khoảng 8-12cm. Phiến lá nhẵn bóng, giòn, mặt trên xanh hơn mặt dưới.
Trong mỗi đài hoa hồi có hạt trơn nhẵn, có tác dụng nấu ra tinh dầu hồi. Cây hồi tròn 5 tuổi đã có thể thu hoạch được hoa.
Loại thảo mộc này được cho là có nguồn gốc từ vùng Nam của nước Trung Quốc và phía Đông Bắc của nước ta. Nhưng lại cũng được trồng nhiều ở Bắc Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước Đông Á và Đông Nam Á khác. Hồi được trồng nhiều ở Lạng Sơn, Bắc Kạn và Cao Bằng.
Thành phần trong hoa hồi là tinh dầu chứa nhiều 3% trong quả hồi tươi. Trong tinh dầu hồi thì chứa nhiều chất được gọi là trans-anethol và rất nhiều thành phần khác nhau như chất limonen, Betan phelladren, Alpha pinien, linalool…
Xem thêm : Những công dụng bất ngờ đối với sức khỏe của hoa oải hương
Đặc biệt từ quả hồi, các nhà nghiên cứu có thể chiết chất acid shikimic nhằm tổng hợp ra Osaltamivir. Đây là một thành phần của thuốc chống cúm gia cầm tamiflu trên người.
Tác dụng của hoa hồi đối
1. Sử dụng hoa hồi trong nấu ăn
Hoa hồi có hai loại là đại hồi hay còn gọi là hồi sao, còn có thể gọi là tiểu hồi. Hương vị của hoa hồi có vị như cam thảo nhưng cay và thơm hơn tiểu hồi. Là một gia vị đặc biệt trong quá trình pha trộn bột ngũ vị hương. Hoa hồi được sử dụng vừa để tăng độ dinh dưỡng, lại vừa tạo nên một hương thơm đặc trưng cho món ăn.
Vẫn là mùi vị của những thực đơn quen thuộc để tẩm ướp chân vịt nướng hay đuôi bò. Nhưng chỉ cần có một chút vị hồi ấm nồng và có thể trang trí thêm cho bắt mắt thì mọi món ăn đều thêm sự đậm đà và ngát hương hơn. Bên cạnh đó, các món bánh khai vị khi có thêm vị hồi cũng góp phần làm cho bữa ăn thêm đặc sắc hơn.
2. Sử dụng hoa hồi làm dược liệu
Khoa học đã chứng minh chất Anethole có trong hoa hồi có tác dụng làm tăng hoạt động của ruột, dạ dày, tác dụng làm dịu cơn đau bụng. Anethole còn tác động các tế bào trong cơ thể tiết dịch ở đường hô hấp.
Tinh dầu hồi giúp tiêu hóa tốt hơn, làm ức chế quá trình lên men ở đường ruột, giúp long đờm, lợi tiểu và còn có thể sát khuẩn. Nhờ vậy tinh dầu hồi được sử dụng để làm thuốc chữa đau bụng, chữa ho, chữa thấp khớp, chữa đau tai, chữa trị bệnh nấm da và ghẻ.
Chỉ cần lấy tinh dầu hồi, rượu hồi chấm vào chỗ đau thường xuyên sau khi vệ sinh da sạch sẽ. Do hồi có tính sát khuẩn cao nên có thể ngăn ngừa sự phát triển của các loại nấm bệnh.
Lưu ý: Tránh sử dụng đối với
- Người đang mắc chứng “Âm hư hỏa vượng” (hay đau đầu, bốc nóng lên đầu, ngủ khó, mặt đỏ, miệng khô)
- Cần chú ý tránh nhầm với quả hồi độc (lllicium religiosum Sieb. et Zucc) có mũi nhọn hơn và không có mùi thơm của hồi.
Các bài thuốc dân gian từ hoa hồi
Xem thêm : Tác dụng của tỏi đen và cách dùng tỏi đen an toàn cho sức khỏe
Ngoài việc sử dụng làm nguyên liệu trong nấu ăn, hay làm dược liệu trong bào chế. Thì hoa hồi còn có rất nhiều các tác dụng chữa bệnh khác. Cũng như các bài thuốc dân gian cực kì hiệu quả và hữu ích. Dưới đây là những bài thuốc dân gian từ xa xưa từ hoa hồi với mục đích chữa bệnh. Các bạn có thể tham khảo ngay sau đây.
1. Chữa đau dạ dày, đau bụng, kích thích tiêu hóa
Với công dung này các bạn sử dụng hồi hương tán bột 2g kết hợp cùng với rượu. Uống chung có công dụng chưa đau bụng, héo tàn rất hiệu quả.
2. Kích thích vị giác
Nếu gặp trường hợp biếng ăn, chán ăn. Thì bạn chỉ cần sử dụng một ít hoa hồi cho vào trong thức ăn để kích thích vị giác. Qua đó giúp cho ăn ngon miệng hơn và ăn nhiều hơn.
3. Lợi sữa
Theo như ông cha ta từ xa xưa, thì người xưa đã dùng hoa hồi làm thuốc giúp cho bà bầu lợi sữa cho con bú.
4. Chữa thấp khớp
Hoa hồi có thể nói là một phương thuốc trong tự nhiên có tác dụng đối với người bệnh thấp khớp cực kì hữu ích.
5. Chữa ngộ độc cá, rắn độc cắn
Nếu trong trường hợp bị rắn độc cắn, các bạn sử dụng lá cây hồi sau đó nhai nát nhuyễn. Nuốt lấy nước và bã dùng đắp vào chỗ bị rắn cắn sẽ mau lành.
6. Chữa cảm cúm, khử đờm
Đối với những người bị cảm cúm thì chúng ta chỉ cần sử dụng một ít hoa hồi. Sau đó sẽ thấy ngưng cảm cúm rõ rệt. Vì trong hoa hồi có chất kích thích các tế bào phổi tiết dịch. Giúp ngăn chặn và làm dịch đường hoa hấp hiệu quả.
Ngoài những công dụng chữa bệnh và các bài thuốc dân gian trên đây từ hoa hồi. Thì hoa hồi còn mang lại rất nhiều các công dụng chữa bệnh khác như:
- Điều hòa khí huyết
- Kháng khuẩn
- Chữa nôn mửa, ỉa chảy
- Trí đái dầm, đái nhiều
- Trị hôi miệng
- Làm thuốc chữa bệnh đau lưng
Qua đây, chúng ta biết được hoa hồi vừa được coi là gia vị và vừa là vị thuốc chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều và quá liều vì sẽ gây ngộ độc và tác dụng phụ cho người sử dụng. Hãy dùng hoa hồi theo chỉ dẫn của Đông y để có được hiệu quả trong việc chữa bệnh.
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Thảo dược - Cây thuốc dân gian