Khám sức khỏe đi làm ở đâu? Cần lưu ý những gì khi đi khám?

Giấy khám sức khỏe đi làm là một loại giấy tờ cần thiết trong thủ tục đi xin việc mà bạn cần phải chuẩn bị và bổ sung vào CV để gửi đến nhà tuyển dụng. Có thể đảm bảo một sức khỏe ổn định, đủ sức lực để có thể phục vụ cho công việc mình đang ứng tuyển.

Giấy khám sức khỏe tưởng chừng như một loại giấy tờ hết sức cơ bản. Nhưng ý nghĩa xung quanh nó lại khiến bạn cần phải chú ý đến nó đấy nhé! Hãy cùng Bacsicare.com tìm hiểu thêm các thông tin chi tiết về loại giấy tờ này nhé!

Khám sức khỏe đi làm là gì?

Khám sức khỏe là một hình thức khám tổng quát cả cơ thể. Để đảm bảo một sức khỏe ổn định, không mắc các chứng bệnh nguy hiểm hoặc các bệnh dễ lây nhiễm, làm ảnh hưởng đến người khác.

Giấy khám sức khỏe sẽ được nộp kèm với CV xin việc của bạn để thể hiện rằng bạn có đủ sức khỏe để ứng tuyển vào vị trí mà mình nộp hồ sơ.

Những trường hợp sau đây chắc chắn là bạn phải có đủ tất cả mọi giấy tờ liên quan đến hồ sơ xin việc. Và nhất là không thể thiết được một bản giấy khám sức khỏe kèm theo trong hồ sơ tuyển dụng:

  • Xin việc ở bất kỳ cơ sở làm ăn nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam
  • Đăng ký làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài hay còn gọi là đi xuất khẩu lao động.
  • Xin học tập hoặc đến thực tập tại các cơ sở trong và ngoài nước.
  • Mỗi công ty hoặc đoàn thể nào đó sẽ có yêu cầu phải có một bản giấy khám sức khỏe xin việc khác nhau.

Vậy khám sức khỏe thì cần làm những gì? Nhìn chung, chúng ta cần phải chuẩn bị những thứ sau:

Hình thức: Đơn khám sức khỏe sẽ được bệnh viên nơi mình đến khám cung cấp. Ảnh chân dung với kích cỡ 4×6 với thời gian chụp không quá 6 tháng trở lại đây.

Nội dung: Các đối tượng vừa đủ 18 tuổi, cần phải khám như:

  • Khám nội khoa và ngoại khoa: nếu là nữ thì khám thêm mục phụ khoa
  • Khám đầy đủ: tai – mũi – họng – răng – hàm mặt.
  • Da liễu
  • Xét nghiệm máu, nước tiểu
  • Những đối tượng ở dưới 18 tuổi thì chỉ cần khám tai – mũi – họng – răng – hàm mặt là đủ.

Khám sức khỏe đi làm cần những gì?

Dưới đây sẽ là những điều bạn cần phải chuẩn bị khi đi khám sức khỏe:

1. Cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân chung

Trong gia đình có người thân nào mắc bệnh: Các bạn cần phải chuẩn bị các thông tin cơ bản về sức khỏe của từng thành viên trong gia đình.

Có tiền sử mắc các bệnh gì không như là: đái tháo đường, ung thư, bệnh tim bẩm sinh, đột quỵ,… Để bác sĩ có thể đánh giá một cách khách quan nhất về tình trạng sức khỏe của người khám bệnh.

Tiền sử sức khỏe của bản thân: Bao gồm các lịch tiêm chủng từ trước đến nay hay tình trạng gây dị ứng trên cơ thể. (than phần của thuốc, thực phẩm). Các bạn cũng nên nêu ra xem trước đây mình có bị mắc bệnh không hay mổ không.

2. Chuẩn bị trước khi khám

Mang theo đầy đủ các giấy tờ tùy thân của mình: chứng minh thư hoặc hộ chiếu, bảo hiểm y tế, các kết quả xét nghiệm trước đây hoặc đơn thuốc ( nếu có)

Một số bệnh cần chú ý thêm khi khám:

  • Người đang bị cao huyết áp, tim mạch mà vẫn đang sử dụng các đơn thuốc hàng ngày.
  • Người đang điều trị bệnh đái tháo đường thì không nên sử dụng insulin vào buổi sáng trước khi khám.
  • Các bạn nếu có bệnh về mắt thì hãy đeo kính khi kiểm tra thị lực, không nên dùng kính áp tròng
  • Kinh nghiệm khám sức khỏe mà bạn cần phải chú ý khi khám bệnh
  • Có một số xét nghiệm mà bạn không cần thiết phải nhịn đói trước khi làm như: xét nghiệm sắt có trong máu, GGT,…

Lưu ý khi đi khám sức khỏe đi làm?

Để tạo cảm giác thoải mái nhất trước khi bạn khám sức khỏe. Thì nên mặc quần áo sao cho thoải mái, đừng nên mặc quần áo quá bó chặt hay mặc váy liền thân để tạo sự tự tin nhất có thể.

Một vài xét nghiệm khác không yêu cầu người khám không được ăn uống gì trong vòng 10 giờ trước khi khám như: nội soi đại tràng, dạ dày.

Còn đối với việc xét nghiệm glucose, cholesterol, nồng độ vitamin hoặc triglyceride. Thì nên nhịn ăn ăn uống trong vòng 12 giờ để có thể xét nghiệm 1 cách chính xác nhất.

Hãy nhớ uống thật nhiều nước và nhịn tiểu trước khi kiểm tra ống tiểu, siêu âm vùng bụng, siêu âm tuyến tiền liệt, siêu âm phần phụ trong vòng 1 giờ

Khi thực hiện các bài test gắng sức thì nên dừng sử dụng các loại thuốc như: atenolol, propranolol trước 3 ngày trước khi kiểm tra.

Đối với nữ giới thì còn cần phải kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm âm đạo. Thì cần thực hiện vào thời điểm không có kinh nguyệt hoặc hết kinh nguyệt ít nhất trước và sau khi có 5 ngày.

Vì vậy trước khi bạn muốn tham gia một cuộc phỏng vấn nào thì cần phải lưu ý đến tất cả các giấy tờ cần thiết trước khi nộp hồ sơ. Nhớ là phải có một bản kiểm tra sức khỏe cá nhân cũng đã nằm gọn trong túi hồ sơ của mình rồi bạn nhé.

Trên đây là những thông tin thú vị mà Bacsicare.com đã sưu tập và tổng hợp lại tất cả để có một bản giấy khám sức khỏe xin việc đầy đủ nhất. Để có thể đảm bảo có một sức khỏe ổn định phục vụ cho công việc sắp tới.

Chúc bạn có nhiều sức khỏe dồi dào để nâng cao cơ hội trúng tuyển.

4.7/5 - (4 bình chọn)