Chúng ta đều biết rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, nguồn dinh dưỡng của sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng đủ điều kiện cho con bú. Không phải lúc nào mẹ cũng khỏe mạnh.
Vậy mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không? Chắc hẳn đây cũng là nỗi băn khoăn của nhiều người. Các mẹ hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây nhé. Để biết được thông tin tốt nhất và cùng nhau giải đáp cho câu hỏi: “Mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không nhé?”.
Nội dung
Mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không?
Trên thực tế, nhiều người vẫn nghĩ rằng, khi bị ốm sốt thì không nên cho con bú bởi có thể sẽ truyền sốt cho con. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng các bạn nhé.
Theo các chuyên gia, trong một số trường hợp, mẹ bị sốt vẫn có thể cho con bú. Bởi khi đó, các chất gây sốt sẽ có rất nhiều trong máu mẹ và có thể vào sữa mẹ. Nhưng khi vào cơ thể bé, chúng lại không thể gây ra hiện tượng sốt cho bé.
Mẹ bị sốt thông thường, sốt nhẹ thì khi cho con bú có thể sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, mẹ cũng nên cẩn thận hơn và tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để đảm bảo an toàn cho bé cưng của mình nhé.
Cách hạ sốt cho mẹ khi đang cho con bú
Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn không biết mẹ bị sốt có được uống thuốc hạ sốt hay không? Hay ngoài thuốc ra, có cách nào để giúp mẹ hạ sốt một cách hiệu quả hay không? Các mẹ có thể tham khảo những cách hạ sốt hiệu quả dưới đây để áp dụng khi gặp phải trường hợp này nhé.
1. Ăn cháo hành lá, tía tô
Chắc hẳn không ai là không biết đến công dụng tuyệt vời của lá hành và lá tía tô trong hạ sốt phải không nào? Cháo hành, tía tô xắt sợi nhuyễn, thêm gừng xắt sợi nhuyễn là một bài thuốc chữa cảm cúm rất hiệu quả và được nhiều người sử dụng.
Các mẹ ăn cháo 1 lần/ ngày, ăn 3 ngày liên tiếp sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bạn nên cho thêm thịt bằm hoặc trứng gà. Nếu bạn không ăn được tía tô, hãy cho thật nhiều hành lá vào nhé,
2. Uống nước mật ong pha chanh
Loại nước này có tác dụng giảm sốt khá hiệu quả. Bạn uống mỗi ngày 3 ly nước mật ong pha chanh với công thức: 1 ly nước ấm + 3 thìa café mật ong + 1 thìa café chanh và uống liên tục 1 tuần sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
3. Khò họng bằng nước muối
Bạn có thể thực hiện khò họng bằng nước muối từ 3 – 4 lần/ ngày. Việc khò nước muối sẽ giúp diệt vi khuẩn hiệu quả. Nhất là đối với các mẹ bị đau rát họng, viêm họng. Bạn thực hiện khò họng hàng ngày cho đến khi hết cảm, hết sốt thì thôi nhé.
4. Uống nhiều nước
Khi bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, mồ hôi ra nhiều hơn đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ dễ bị mất nước. Do đó, các mẹ cần bổ sung nhiều nước, không chỉ là nước lọc mà mẹ cũng nên bổ sung thêm nước hoa quả, sinh tố… Vừa giúp khỏe người lại vừa giúp mẹ tiết ra nhiều sữa hơn.
Ngoài ra, để giảm sốt nhanh chóng, mẹ cần được nghỉ ngơi. Để nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh vận động nhiều, vận động mạnh. Trong trường hợp mẹ bị sốt kéo dài từ 2 – 3 ngày thì cần đi khám bác sĩ để được tư vấn điều trị hiệu quả. Tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và bé cưng nhé.
Lưu ý, khi bị sốt, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Những trường hợp mẹ bị sốt KHÔNG nên cho con bú
Như mình đã nói ở trên, việc mẹ bị sốt thông thường sẽ không làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bé khi cho con bú. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân gây sốt mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý. Và tốt nhất là không nên cho con bú trong những trường hợp sau:
1. Mẹ bị sốt do ngộ độc thực phẩm
Virus sốt không truyền trực tiếp qua sữa mẹ nhưng những hóa chất độc hại lại có thể ngấm vào sữa mẹ và truyền sang cho con, gây độc cho con. Do vậy, nếu nguyên nhân khiến cho mẹ sốt đã được xác định là do ngộ độc thực phẩm. Hoặc nhiễm các hóa chất độc hại thì tuyệt đối mẹ không được cho bé bú.
2. Mẹ bị sốt do virus hoặc nhiễm khuẩn nặng
Trong trường hợp này mẹ cũng không nên cho con bú nhé. Bởi khi đó, mầm bệnh đã đi vào máu, di chuyển vào tuyến vú. Và hoàn toàn có thể đi vào sữa mẹ và gây ra những triệu chứng khó chịu cho trẻ khi bú. Bên cạnh đó, các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp như virus cúm. Virus corona sẽ lây cho con nếu mẹ sờ hoặc hôn con.
3. Mẹ bị sốt do tiêu chảy
Nếu mẹ bị sốt và có kèm theo nôn, tiêu chảy nặng thì tuyệt đối không cho con bú mẹ nhé.
4. Mẹ bị sốt do viêm tuyến vú
Viêm tuyến vú dù có nhiễm khuẩn hay không thì mẹ cũng không nên cho con bú nhé. Bởi các chất hoại tử của tuyến vú bị viêm có thể sẽ làm rối loạn vi khuẩn đường ruột và khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ bị nhiễm độc.
5. Mẹ bị sốt cao từ 39,5 độ C
Sốt cao từ 39,5 độ C mẹ cũng không nên cho con bú nhé. Bởi khi đó, cơ thể của mẹ sẽ rất mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu cho con bú mẹ sẽ càng cảm thấy khó chịu và sốt cao thêm.
Những lưu ý quan trọng khi mẹ bị sốt cho con bú
- Rửa sạch tay trước khi cho con bú.
- Luôn đeo khẩu trang y tế khi bế con và cả khi cho con bú.
- Vệ sinh đầu vú với nước ấm.
- Nếu mẹ sốt cao thì nên giảm số lần cho con bú.
- Nếu cho con bú lúc sốt, mẹ không nên trò chuyện với bé nhiều. Đồng thời, tránh sờ tay vào môi và mũi bé vì sẽ khiến bé lây bệnh rất nhanh bởi đó là 2 cơ quan xâm nhập của mầm bệnh.
- Tránh cho con bú lúc mẹ đang sốt cao.
Như vậy, trên đây là những thông tin vô cùng bổ ích giải đáp thắc mắc mẹ bị sốt có nên cho con bú hay không? Sau khi đọc xong bài viết này, chắc hẳn các mẹ cũng đã tìm ra câu trả lời rồi phải không nào? Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào và cần được tư vấn cụ thể hơn. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!