Thai lưu là một hiện tượng không hiếm gặp ở phụ nữ đang mang thai khiến cho nhiều chị em lo lắng. Do đó, việc trang bị cho mình những kiến thức về nguyên nhân thai lưu. Và dấu hiệu nhận biết thai lưu là không hề thừa đối với các mẹ bầu. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của các mẹ bầu liên quan đến hiện tượng thai lưu. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Nội dung
Thai lưu là gì?
Thai lưu là trường hợp trứng đã thụ tinh và làm tổ được trong tử cung tạo thành bào thai. Nhưng vì một lý do nào đó mà thai không phát triển được. Bị chết và lưu lại trong tử cung của người mẹ trên 48 giờ.
Thai lưu nếu như không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Để cho tình trạng này ở lâu trong tử cung có thể gây nhiễm trùng nặng cho người mẹ. Thông thường, hiện tượng này có nguy cơ xảy ra trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.
Xem thêm: Ra máu khi mang thai có nguy hiểm không? Cách xử lý như thế nào?
Nguyên nhân thai lưu 8 tuần
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thai lưu trong tuần thứ 8 của thai kỳ. Theo các chuyên gia, hiện tượng này có thể xuất phát từ người mẹ. Cũng có thể xuất phát từ chính thai nhi.
Thai phụ bị nhiễm độc thai nghén, mắc phải các bệnh lý do nhiễm ký sinh trùng. Thai phụ gặp phải các vấn đề về tử cung hoặc mắc phải các bệnh về nội tiết. Thai phụ bị viêm thận, suy gan, lao phổi… Sẽ có nguy cơ bị thai lưu rất cao trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đặc biệt là ở tuần thứ 8.
Bên cạnh đó, nếu thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật thai nhi, thai già tháng. Đa thai hay thai nhi bất đồng nhóm máu với người mẹ… Cũng có nguy cơ chết lưu rất cao ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Ngoài ra, sự bất thường về dây rốn, bánh nhau, nước ối cũng có thể dẫn đến hiện tượng thai lưu trong tuần thứ 8.
Nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu
Thông thường, thai chết lưu dễ xảy ra ở 3 tháng đầu. Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng ở tháng thứ 9. Nguyên nhân có thể là do mẹ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng. Hoặc mắc một số bệnh mãn tính như: viêm thận, suy gan, thiếu máu, lao phổi, bệnh tim, huyết áp cao. Hay các bệnh nội tiết như: Basedow, thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, thiểu năng hay cường năng thượng thận.
Ngoài ra, cũng có thể do mẹ bầu bị nhiễm độc thai nghén. Bị nhiễm các bệnh ký sinh trùng như sốt rét, nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus.
Tuy nhiên, nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu cũng có thể đến từ chính thai nhi. Do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền từ bố mẹ. Hay đột biến trong quá trình tạo noãn, tạo tinh trùng, thụ tinh và phát triển của phôi. Đặc biệt, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai nhi do yếu tố RH. Hay thai già tháng cũng có thể là nguyên nhân thai lưu ở 3 tháng đầu.
Xem thêm: Xét nghiệm Double test là gì? Có cần làm xét nghiệm Double test không?
Nguyên nhân thai lưu 3 tháng giữa
Nguyên nhân thai lưu 3 tháng giữa cũng không khác là mấy so với nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu. Có thể là do mẹ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp. Rối loạn tự miễn dịch, bệnh về tuyến giáp, tử cung hoặc cổ tử cung của mẹ bất thường, nhiễm trùng. Bên cạnh đó, người mẹ có lối sống không lành mạnh. Sử dụng rượu bia, thuốc lá, ma túy,… cũng khiến cho thai nhi có nguy cơ cao bị chết lưu.
Ngoài ra, nguyên nhân thai lưu còn có thể là do nhau thai có vấn đề. Tai biến mạch máu, RH không tương thích, thai nhi bị thiếu oxy,…
Nguyên nhân thai chết lưu 3 tháng cuối
Mặc dù là giai đoạn cuối của thai kỳ nhưng cũng có hàng tá vấn đề có thể xảy ra với thai nhi của bạn. Những tháng cuối, nguyên nhân thai chết lưu có thể là do:
- Thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ
- Nhau thai bị vôi hóa
- Mẹ bầu bị cạn ối, đục ối
- Mẹ bầu bị trượt ngã, va đập
- Mẹ không biết mình sắp sinh
- Mẹ bầu bị tiền sản giật, sản giật
- Mẹ bầu bị nhiễm độc hoặc mắc các chứng bệnh nguy hiểm (giống như 3 tháng đầu, 3 tháng giữa)
Nguyên nhân thai lưu nhiều lần
Thai lưu nhiều lần là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Nên cần được tiến hành các xét nghiệm để nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.
Người vợ nên soi dịch tế bào âm đạo để kiểm tra bạch cầu, cầu khuẩn, nấm… Để phát hiện xem người vợ có bị mắc các bệnh như bệnh lậu, giang mai. Nhiễm trùng đường sinh dục, polyp tử cung, nhiễm virus Urealyticu, Mycoplasma, hominil, Ureaplasma… hay không. Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm có thể khiến cho thai nhi ngừng phát triển. Hoặc dẫn tới hiện tượng sảy thai tự nhiên.
Bên cạnh đó, cả 2 vợ chồng cùng nhau đi khám bác sĩ, tiến hành làm các xét nghiệm để phát hiện ra những bất thường trong cơ thể. Ngoài ra, 2 vợ chồng cũng nên xét nghiệm xem có bị nhiễm HIV. Viêm gan B, virus Toxo, Rubella, CMV hay không để kịp thời xử lý.
Xem thêm: Hội chứng Patau là gì? Những điều mẹ cần biết về hội chứng Patau
Dấu hiệu nhận biết thai lưu
Dấu hiệu nhận biết thai lưu dễ dàng nhất đó là không thấy thai nhi chuyển động. Những trường hợp thai nhi càng nhiều tuần tuổi thì dấu hiệu thai lưu càng dễ nhận biết hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể nhận biết dấu hiệu thai lưu như:
- Ra máu đen ở âm đạo, ngực không căng tức và tự nhiên tiết sữa non
- Hết cảm giác nghén, bụng có cảm giác nặng nề và hơi đau
- Tim thai ngừng đập và nước ối vỡ sớm
Nếu mẹ bầu nhận thấy mình có các dấu hiệu bất thường trên đây. Thì hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời.
Cách phòng tránh thai chết lưu
Để phòng tránh chuyện đáng tiếc có thể xảy ra cho thai nhi. Các cặp vợ chồng nên chú ý ăn uống lành mạnh, tránh xa các chất kích thích. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên làm việc nặng nhọc hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng không kém phần quan trọng khi mang thai. Mẹ bầu luôn giữ cho tâm lý vui vẻ, thoải mái. Đặc biệt, hãy đi khám thai và theo dõi định kỳ để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường của thai nhi.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến thai lưu mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn. Đặc biệt là các chị em đang hoặc sắp có ý định mang thai có thể tham khảo và phòng tránh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!