Hiện tượng rụng tóc ở trẻ luôn là một nỗi lo lắng lớn đối với hầu hết các bậc làm cha mẹ khi đang nuôi con nhỏ. Đặc biệt là hiện tượng rụng tóc vành khăn. Vậy rụng tóc vành khăn là gì? Tại sao bé bị rụng tóc vành khăn? Cách điều trị rụng tóc vành khăn ở trẻ như thế nào là hiệu quả?… Mọi thắc mắc có liên quan đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!
Nội dung
Rụng tóc vành khăn là gì?
Rụng tóc vành khăn là hiện tượng tóc của bé rụng nhiều ở phần sau gáy tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bé bị hỏi cả một khoảng.
Theo các chuyên gia, trong 6 tháng đầu đời, trẻ bị rụng tóc vành khăn là hiện tượng phổ biến và không có gì phải lo lắng. Hiện tượng này thường gặp ở những bé bị bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra vitamin D cũng chịu trách nhiệm trong việc phát triển lông, tóc, móng.
Khi trẻ bị thiếu vitamin D, chân tóc sẽ bị yếu và dễ rụng. Bởi vậy, khi trẻ nằm, phần đầu cọ xát xuống chiếu sẽ bị rụng thành vành gọi là hiện tượng rụng tóc vành khăn.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Cách xử lý như thế nào?
Tại sao bé bị rụng tóc vành khăn?
Nguyên nhân chính của bệnh rụng tóc vành khăn ở trẻ là do thiếu các vi chất dinh dưỡng. Trong đó thiếu vitamin D là chủ yếu. Bên cạnh đó, thiếu kẽm, sắt, vitamin C, canxi cũng đều có thể dẫn đến hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ.
Bên cạnh đó, nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ còn có thể là do bé bị sốt cao. Bệnh nấm da đầu, vùng da có màu đỏ, bong tróc, bé bị thiểu năng tuyến yên, tuyến giáp. Và cũng có thể do tác dụng phụ khi bé dùng thuốc kháng sinh.
Ngoài ra, tư thế ngủ không đúng cách cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị rụng tóc vành khăn. Mẹ cho bé nằm ngửa nhiều khiến cho tóc ở khu vực gáy rụng nhiều.
Cách chữa rụng tóc vành khăn ở trẻ
Hiện tượng rụng tóc vành khăn ở trẻ là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Việc phát hiện sớm và bổ sung vitamin cũng như muối khoáng: kẽm, sắt, vitamin C, canxi kịp thời, tóc của bé sẽ mọc trở lại như bình thường.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần bổ sung vitamin D cho bé qua những bữa ăn hàng ngày với những thực phẩm như: lòng đỏ trứng gà, gan lợn, sữa, tôm, cua, các loại đậu đỗ,… Đồng thời, để vitamin D hấp thu tốt hơn. Mẹ nên bổ sung thêm trong khẩu phần ăn của bé một chút dầu/mỡ. Và một việc nên làm nữa là cho bé tắm nắng hàng ngày 15 – 20 phút.
Để hạn chế tình trạng rụng tóc vành khăn cho bé, mẹ nên dùng dầu gội đầu dành riêng cho trẻ. Khi gội, mẹ nên dùng nước ấm và gội thật nhẹ nhàng. Mẹ cũng có thể dùng một ít tinh dầu tự nhiên để massage tóc, kích thích tóc phát triển.
Ngoài ra, mẹ cũng lưu ý cho bé nằm ngủ đúng tư thế, không nên để bé nằm ở một tư thế quá lâu. Nên kích thích bé xoay người, hạn chế để đầu bé cọ xát nhiều với gối nằm. Khi bé nằm ngửa, nằm nghiêng hoặc lật úp không nên quá 2 tiếng.
Lưu ý, sau 2 tháng, nếu trẻ vẫn tiếp tục bị rụng tóc vành khăn và kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Thì cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để tiến hành làm các xét nghiệm và có biện pháp xử lý kịp thời.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Trẻ bị rụng tóc vành khăn nên ăn uống gì?
Thiếu chất, thiếu vi chất dinh dưỡng không đủ nuôi dưỡng tóc khiến cho tóc càng ngày càng rụng nhiều. Đối với trẻ còn đang bú mẹ, hãy tăng cường cho bé bú nhiều lần trong ngày. Người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất để đảm bảo chất lượng dòng sữa nuôi con.
Còn đối với các bé bị rụng tóc vành khăn mà đang trong thời kỳ ăn dặm. Khẩu phần ăn của bé nên ưu tiên các thực phẩm giàu sắt, kẽm và canxi.
Để cải thiện tình trạng rụng tóc vành khăn, mẹ cũng có thể cho bé bổ sung thêm vitamin D3 mỗi ngày 2 – 3 giọt. Hoặc bổ sung vitamin D tự nhiên bằng cách nấu bột với tôm hoặc cá chép cho bé ăn, kết hợp với uống nước cam vắt, bơ dầm…
Nếu mẹ muốn tổng hợp vitamin D cho bé bằng cách tắm nắng thì thời gian tốt nhất mà mẹ nên áp dụng là từ 7 – 8 giờ sáng. Vào mùa hè thì nên tắm nắng lúc 6 giờ – 7 giờ 30. Tuyệt đối không cho bé tắm nắng khi mặt trời lên cao, chói chang. Vì khi đó ánh nắng chứa tia cực tím rất có hại cho da và mắt của bé.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến tình trạng rụng tóc vành khăn ở trẻ mà các ông bố bà mẹ có con nhỏ cần lưu tâm. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Giúp các bậc cha mẹ có thể khắc phục được hiện tượng rụng tóc vành khăn cho bé yêu của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh và phát triển tốt nhất nhé!