Sản dịch bao lâu thì hết và cách để hết sản dịch nhanh chóng

5/5 - (1 bình chọn)

Sau khi chào đón đứa con thân yêu của mình, các bà mẹ lại phải đối đầu với một vấn đề cực kỳ nan giải, đó là sản dịch. Vậy sản dịch bao lâu thì hết sau khi sinh? Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sản dịch để giải đáp thắc mắc này nhé! Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Sản dịch là gì?

Sản dịch là dịch chảy ra từ âm đạo sau khi mẹ đã hoàn thành quá trình “vượt cạn” của mình. Trong sản dịch sẽ chứa máu, các mô từ lớp niêm mạc tử cung và có thể lẫn cả các vi khuẩn.

Sản dịch sau sinh là một hiện tượng hết sức bình thường nên các mẹ không nên quá lo lắng. Ban đầu, sản dịch sẽ ra rất nhiều và có màu đỏ tươi. Có thể xuất hiện cục máu trong đó. Màu sắc của sản dịch sẽ thay đổi dần dần thành màu hồng và sau đó đến màu nâu. Cuối cùng chuyển sang màu vàng – trắng.

Sản dịch ra nhiều nhất là ngay sau sinh. Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng nếu thấy lượng máu tăng lên quá nhiều. Điều này có thể cho thấy mẹ đang hoạt động khá nhiều và cần nghỉ ngơi.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Sản dịch bao lâu thì hết?

Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì sau khi hoàn tất quá trình sinh con, sản dịch sẽ xuất hiện. Sản dịch sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu nâu kéo dài trong một tuần. Và chuyển sang màu hoặc trắng sau khoảng 10 ngày. Tùy cơ địa từng người, mẹ có thể bị sản dịch sau sinh từ 2 – 4 tuần. Tình trạng này cũng biến mất sau đó trong vòng 2 tháng.

Một số hướng dẫn có thể giúp mẹ xác định mức độ của sản dịch sau sinh như:

  • Nếu băng vệ sinh đầu trong vòng 2 giờ hoặc hơn một chút thì tức là mẹ đang ra nhiều sản dịch.
  • Băng vệ sinh đầy mỗi 3 giờ tức là sản dịch vừa phải.
  • Băng vệ sinh đầy trong hơn 3 giờ được xem là sản dịch hơi ít.
  • Chỉ có một vài giọt máu hoặc vết đốm trên băng vệ sinh là sản dịch ít.

Cách nhanh hết sản dịch

Mẹ dùng 2 bìa đậu phụ, 2 quả trứng gà và một ít đường trắng đem nấu thành canh để ăn vào sáng sớm khi đói. Mỗi ngày ăn một lần và liên tục khoảng 4 ngày thì sẽ hết sản dịch.

Dùng chè vằng (mua ở hiệu thuốc bắc) uống thay nước lọc. Loại chè này có tác dụng lợi sữa, giảm cân, bổ máu, dễ tiêu hóa. Hoặc mẹ cũng có thể dùng lá rau ngót rửa sạch. Cho cùng ít nước vào máy sinh tố, xay chắt lấy nước uống mỗi ngày 1 cốc. Nếu không uống được có thể luộc hoặc nấu canh ăn cơm. Rau ngót vừa trị sót nhau, lại nhanh hết sản dịch.

Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé theo từng giai đoạn

Sản dịch hết rồi lại ra

Trong trường hợp sản dịch đã hết nhưng cứ cách khoảng 2 – 3 ngày lại xuất hiện máu tươi hoặc dịch nhầy như nhựa chuối. Kèm theo mùi hôi, mẹ bị sốt, đau bụng dưới,… thì đây là trường hợp cần lưu ý.

Có 2 khả năng giải thích cho hiện tượng này, một là khi âm đạo ra máu màu hồng nhạt. Thì có thể đây là kinh non – một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể và là dấu hiệu chứng tỏ tử cung của mẹ đang được phục hồi rất tốt.

Tuy nhiên, hai là có thể đây chính là dấu hiệu của hiện tượng sót nhau thai. Hay hiện tượng rong kinh do rối loạn nội tiết tố hoặc do viêm nhiễm vùng kín.

Lúc này, tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Tránh các biến chứng hậu sản nguy hiểm về sau.

Hết sản dịch bao lâu thì có kinh?

Thông thường, phụ nữ có thể sẽ có kinh trở lại sau 6 tuần sinh con vì khi đó. Cơ thể họ đã trở lại tình trạng như trước khi mang thai. Các hormone như progesterone, estrogen, gonadotropin màng đệm người (HCG) cũng đã trở lại mức bình thường.

Tuy nhiên, thời gian có kinh trở lại sau khi hết sản dịch còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cho con bú, lượng hormone và lối sống.

Xem thêm: Cách xử lý khi bị tắc tia sữa an toàn và hiệu quả nhất

Hết sản dịch bao lâu thì quan hệ?

Trên thực tế, không có chỉ định cụ thể hoặc thời điểm nào là hoàn hảo cho việc quan hệ tình dục sau sinh. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe. Nhu cầu ham muốn của người vợ mà hai vợ chồng sẽ cùng thống nhất về việc này.

Theo các chuyên gia, đối với sản phụ sinh thường thì cần chờ ít nhất 4 – 6 tuần sau sinh để tử cung co giãn lại kích thước ban đầu. Vết thương (do rạch tầng sinh môn) cũng hồi phục hoàn toàn.

Còn đối với các mẹ sinh mổ, nhiều người cần đợi thêm lâu hơn 6 tuần vì quá trình phục hồi ở vùng bụng khác với các mẹ sinh thường. Mẹ có thể bị đau hoặc ngứa râm ran ở vùng vết mổ và các khu vực xung quanh nhiều tháng trời. Do đó, tốt nhất, mẹ nên kiêng cữ quan hệ trước khi cơ thể bình phục hoàn toàn trở lại.

Đặc biệt lưu ý, các cặp vợ chồng tuyệt đối không quan hệ khi cơ thể vẫn còn tiết ra sản dịch. Vùng xương chậu vẫn còn đau nhức vì sẽ để lại hậu quả nguy hiểm lâu dài về sau.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề sản dịch bao lâu thì hết. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Giúp các mẹ sau sinh có thể yên tâm hơn hoặc chú ý nhiều hơn đến sản dịch sau khi sinh bé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!