Sốt phát ban và những điều quan trọng bạn cần biết

Sốt phát ban là một chứng bệnh thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em. Mặc dù không đến mức nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng bệnh sốt phát ban nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Vậy sốt phát ban là gì? Và những thông tin quan trọng về bệnh sốt phát ban sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là một tình trạng nóng sốt và cơ thể thường bị nổi các đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên. Thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và nguyên nhân gây ra do virus herpes 6 hoặc 7.

Sốt phát ban thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Còn trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể sẽ gây sốt cao và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Có nhiều loại sốt phát ban, nhưng trong đó phổ biến nhất là loại ban đỏ và ban đào.

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban

Những triệu chứng của bệnh sốt phát ban thường thể hiện ra từ 1 – 2 tuần sau khi mắc bệnh. Bao gồm 2 triệu chứng chính là sốt và phát ban.

Người bệnh sẽ sốt cao trên 39,4 độ C ngay khi nhiễm bệnh. Còn đối với trẻ em, các triệu chứng có thể là viêm họng, sổ mũi, ho đi kèm với sốt. Đồng thời, bạn cũng có thể thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ. Tình trạng sốt sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày.

Trong phần lớn các trường hợp, phát ban sẽ có thể theo sau những cơn sốt. Trên da của trẻ xuất hiện các đốm đỏ nhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó. Phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng cho tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kỳ sự khó chịu nào cho trẻ.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng triệu chứng ban đầu của sốt phát ban giống với sốt xuất huyết. Do đó, bạn nên tìm hiểu thật kỹ để phân biệt chính xác hai loại bệnh này nhé.

Sốt phát ban và sốt xuất huyết phân biệt như thế nào?

Sốt xuất huyết là một loại bệnh dịch nguy hiểm, thường có sốt cao liên tục từ 3 – 4 ngày, ho, sổ mũi, đau nhức mình mẩy. Đau nhức hố mắt, nôn và có thể tiêu chảy. Khi sốt bắt đầu giảm sẽ bắt đầu xuất huyết. Biểu hiện như da sung huyết (đỏ ửng, môi khô đỏ tươi,…). Có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, mắt đỏ và hay kèm nôn, chân tay lạnh. Thông thường từ ngày thứ 3, bệnh sẽ bắt đầu tiến triển nặng, nhất là với trẻ em. Do đó, sốt xuất huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ dẫn đến diễn biến xấu bởi sốc hoặc gây tổn thương các cơ quan khác.

Để phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban, cách đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện. Đó là dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ cùng bên căng vùng da có chấm đỏ (ban đỏ) hoặc vùng da sung huyết. Nếu bạn thấy chấm đỏ đó mất đi, buông ra là màu đỏ hồi phục ngay thì đó là sốt phát ban. Còn nếu bạn vẫn thấy chấm li ti hoặc sau 2 giây màu đỏ mới xuất hiện thì đó là sốt xuất huyết.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt phát ban

Đây là một bệnh sốt có khả năng lây lan. Một loại virus human herpes 7 hoặc 7 trực tiếp gây ra đối với cơ thể của trẻ. Loại virus này có khả năng lây lan từ người sang người dưới những hình thức tiếp xúc cơ thể hoặc trực tiếp qua vật dụng, đồ dùng cá nhân.

Bởi như đã đề cập tới trên, những người lớn tiếp xúc với trẻ bị bệnh đều có thể bị sốt theo. Tuy nhiên nó sẽ không quá nặng.

1. Đối tượng nào có thể bị mắc phải bệnh sốt phát ban?

Sốt phát ban phổ biến với trẻ ở lứa tuổi từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi. Và hiện tượng này xuất hiện khi trẻ ở trong các nhà giữ trẻ. Bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa được phát triển toàn diện. Hiếm khi xảy ra với người lớn và người già.

2. Các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Để có thể chuẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng và xét nghiệm máu. Cách thức này nhằm giúp có thể kiểm tra được kháng thể hiện tại nhằm chống sốt phát ban. Bác sĩ chỉ định thuốc gồm có acetaminophen và ibuprofen.

Cùng với đó là chế độ sinh hoạt. Cách tốt nhất để giảm bệnh sốt là cho trẻ nghỉ ngơi. Việc này giúp làm giảm nguy cơ lây lan những virus khác cho trẻ. Khi trẻ bị nhiễm virus và khi chăm sóc bé bị bệnh nên thường xuyên rửa tay để tránh lây lan virus tới người xung quanh với hệ miễn dịch kém.

Khuyến khích khi trẻ mắc bệnh nên bổ sung thêm nước. Như nước gừng, nước lọc, các loại nước khoáng và nước tăng lực để lấy lại sức và ngăn chặn tình trạng mất nước ở trẻ.

Cách điều trị sốt phát ban hiệu quả

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để kiểm soát tình trạng sốt cao. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm acetaminophen và ibuprofen. Bạn cũng có thể dùng các phương pháp hạ sốt cho trẻ như lau người. Bên cạnh đó, nếu bạn cho trẻ sơ sinh uống thuốc, hãy luôn tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng. Đặc biệt, không cho người dưới 20 tuổi dùng thuốc aspirin vì có thể dẫn đến nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là những đối tượng thường mắc phải chứng sốt phát ban. Khoảng thời gian trước khi bị phát ban, trẻ sẽ có những thay đổi về tinh thần, rõ ràng nhất là quấy khóc nhiều hơn. Sau đó là sốt, sổ mũi, ho, tiêu chảy. Vài ngày sau trẻ sẽ xuất hiện những chấm đỏ toàn thân.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà:

  • Hạ sốt: Nếu trẻ sốt từ 38 độ C, hãy cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol loại đơn chất với liều lượng 10 – 15 mg/kg, uống 4 – 6 giờ một lần.
  • Lau mát cho trẻ bằng nước ấm khi cần để tránh biến chứng sốt cao co giật ở trẻ.
  • Khi trẻ bị ho, bạn nên cho trẻ uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa và bổ sung đủ nguồn nước uống cho trẻ. Nhất là những loại nước ép trái cây tươi để cung cấp đầy đủ vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng.
  • Không nên kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ. Không vệ sinh cơ thể sẽ làm trẻ khó hạ sốt, dễ co giật do sốt cao. Làm trẻ khó chịu và dễ nhiễm trùng da. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để trẻ bị lạnh.
  • Cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều bữa nhỏ.

Bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Sốt cao không hạ sau khi đã phát ban
  • Thay đổi tri giác: lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê
  • Trẻ bị co giật
  • Trẻ thở mệt, thở nhanh, khó thở

Sốt phát ban có lây không?

Sốt phát ban là do virus lây lan rất mạnh, phát tán qua đường hô hấp vào trong không khí. Do đó, những người không có miễn dịch hoặc hệ miễn dịch kém thì khả năng lây nhiễm bệnh sẽ rất cao.

Do bệnh sốt phát ban có nguy cơ lây lan cao nên khi sốt chưa rõ nguyên nhân. Cần cách ly bệnh nhân ở phòng riêng, hạn chế đến những nơi đông người.  Đồng thời, cần chú ý giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, lau người bằng nước ấm. Mùa thu đông chính là thời điểm dễ mắc và phát bệnh nên các bạn cần chú ý vệ sinh và phòng bệnh.

Sốt phát ban kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?

Để có thể hạn chế cũng như giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh. Các bạn cũng nên cần kiêng một số yếu tố sau đây. Để giúp cho bệnh nhanh chóng khỏi và cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất. Do đó, nếu bị sốt phát ban, bạn nên kiêng nhưng thứ sau đây:

  • Không để người bệnh ở những nơi chật kín, tù túng và ẩm ướt.
  • Không để trẻ dùng tay gãi lên da.
  • Khi bị sốt phát ban, cơ thể người bệnh rất yếu nên thận trọng khi tắm rửa. Nếu không sẽ rất dễ bị cúm hoặc chuyển sang các bệnh nghiêm trọng khác.
  • Không cho trẻ tiếp xúc với các loại nước tẩy rửa, sữa tắm, môi trường ô nhiễm, khói bụi. Hóa chất lông thú nuôi trong nhà để tình trạng bệnh không tiến triển nặng hơn.
  • Hạn chế cho người bệnh đến những nơi đông người để tránh lây lan.
  • Không cho người bệnh ăn trứng, các loại thực phẩm khó tiêu, nước lạnh, nước đá và kem.
  • Không mặc quần áo bó sát người, chất liệu vải gây kích ứng da.

Phân biệt bệnh sốt phát ban và bệnh sởi

Sốt phát ban và bệnh sởi là hai bệnh khác nhau. Tuy nhiên chúng sở hữu khá nhiều biểu hiện giống nhau nên khiến nhiều bậc phụ huynh còn bị nhầm lẫn và dẫn tới chuẩn đoán sai bệnh gây ra những tác hại về sau.

Bệnh sốt phát ban là do virus đường hô hấp thuộc các loại virus lành tính, ít nguy hiểm. Nhưng đổi lại bệnh sởi là những virus morbillivirus – một họ virus cấp tính mang tính nguy hiểm cao và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời.

Sốt phát ban với triệu chứng là sốt cao, nổi mẩn gồ lên da mặt nhưng sau đó sẽ lặn ngay sau một thời gian mà không để lại các vết thâm, sẹo… Nhưng đổi lại sởi sẽ xuất hiện ở nhiều chỗ hơn cơ thể. Nếu phát ban chỉ ở tay chân, bụng thì đối với sởi thì cả mặt, chân tay và tai rồi mới tiếp tục lan dần. Những nốt này sẽ bị hằn sâu, thâm ở trên da.

Như vậy, trên đây là những thông tin về căn bệnh sốt phát ban thường gặp phải ở trẻ nhỏ. Hi vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có cách chăm sóc người bệnh sốt phát ban hợp lý và mau khỏi bệnh. Chúc bạn mạnh khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

5/5 - (2 bình chọn)