Sốt siêu vi là gì? Dấu hiệu và cách xử lý khi bị sốt siêu vi hiệu quả nhất

Sốt siêu vi thường là dấu hiệu của hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus, có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Khi bị sốt siêu vi, nếu không nắm vững kiến thức về bệnh thì khó mà phòng tránh cũng như điều trị. Vậy sốt siêu vi là gì? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về sốt siêu vi cũng như cách xử lý khi bị sốt siêu vi hiệu quả nhất nhé.

Sốt siêu vi là gì?

Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virus) khác nhau. Đặc trưng bởi nhiệt độ cơ thể tăng lên. Bệnh này khá phổ biến ở trẻ em và người già do hệ miễn dịch suy giảm.

Những người bị nhiễm virus cũng bị đau cơ thể, da nổi mề đay và đau đầu. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều thuốc có sẵn để điều trị sốt siêu vi, trong một số trường hợp biện pháp khắc phục tại nhà cũng có thể giúp bạn điều trị tình trạng này.

Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi

Các triệu chứng của sốt siêu vi thường giống với các bệnh thông thường và nghiêm trọng khác. Nên biết rõ về các triệu chứng có thể giúp bạn phân biệt giữa bệnh sốt siêu visốt xuất huyết cũng như các bệnh khác.

Dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi đầu tiên là sốt cao, kèm theo đó là các triệu chứng như:

  • Xảy ra cùng một khoảng thời gian đều đặn
  • Đi kèm với ớn lạnh
  • Sốt không giảm bớt dù có dùng thuốc
  • Sốt kéo dài trong thời gian dài

Ngoài ra, các dấu hiệu sốt siêu vi khác mà bạn cũng nên chú ý là tình trạng đau nghiêm trọng quanh khớp, nôn mửa, sưng mặt và phát ban. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng kể trên, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Cách điều trị sốt siêu vi

Khi bị sốt siêu vi, tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi đầy đủ và ăn thức ăn ấm nhẹ như súp và cháo cho đến khi bạn khỏe hơn. Nếu xuất hiện các triệu chứng rất nặng như sốt cao, đau cơ thể nghiêm trọng,… Bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và chỉ định một số loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng.

Sốt siêu vi sẽ không khỏi bằng kháng sinh. Bởi thuốc kháng sinh là thuốc được tạo ra để diệt vi khuẩn, chúng không thể diệt virus. Do đó, dùng kháng sinh trong trường hợp này chỉ gây rối loạn dạ dày, trong trường hợp nặng hơn là tổn thương gan và thận.

Ngoài ra, nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc kháng sinh sau khi chẩn đoán bạn bị sốt siêu vi. Thông thường, thuốc sẽ giúp tiêu diệt bất kỳ trường hợp nhiễm trùng cơ hội hoặc thứ phát nào bạn có thể mắc phải khi bị bệnh.

Khi đã được kê toa thuốc điều trị, điều quan trọng là bạn phải hoàn thành toàn bộ lịch trình điều trị, ngay cả khi bạn cảm thấy tốt hơn. Nguyên nhân là do việc ngừng thuốc kháng sinh giữa chừng đã dẫn đến việc hình thành vi khuẩn kháng kháng sinh. Đây là một yếu tố nguy cơ không chỉ cho bạn mà còn cho những người khác có thể bị nhiễm bệnh.

Đối với trẻ em, bạn có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Chườm mát: lau cơ thể cho trẻ bằng khăn ấm để giảm sốt, lau khô mồ hôi, để bé nằm ở nơi thoáng mát, mặc quần áo mỏng
  • Chống co giật: nếu trẻ sốt cao trên 38.5 độ C thì bạn nên dùng thuốc chống co giật theo chỉ định của bác sĩ, nhất là đối với những bé có tiền sử co giật khi sốt cao
  • Chống sốt siêu vi bội nhiễm: vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, nhỏ mũi bằng natriclorid 0.9%, tránh bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp
  • Dinh dưỡng: cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp,…

Sốt siêu vi nên ăn gì?

  • Thực phẩm giàu nước: nước lọc, nước trái cây tươi, trà ấm, súp gà, cháo loãng, nước hầm rau củ với thịt gà,…
  • Trái cây tươi: cam, quýt, bưởi, dâu tây, dưa hấu, dứa, kiwi rất giàu lượng vitamin C, chất chống oxy hóa hiệu quả, rất tốt cho hệ miễn dịch
  • Probiotic: bổ sung probiotic bằng cách ăn hoặc uống sữa chua
  • Thực phẩm giàu protein: cá hấp, thịt gà mềm, thịt nạc băm nhuyễn nấu cháo,…
  • Tỏi

Sốt siêu vi kiêng gì?

  • Trứng
  • Mật ong
  • Trà
  • Rượu bia
  • Nước đá/lạnh
  • Đồ ăn cay
  • Thức ăn gây khó tiêu

Sốt siêu vi có lây không?

Câu trả lời là có, sốt siêu vi có thể lây từ người sang người. Sốt siêu vi có thể lây qua 2 con đường chính là đường hô hấp và tiêu hóa, thông qua các hoạt động như giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi của người bệnh.

Bên cạnh đó, người khỏe mạnh khi dùng chung chén, đũa, muỗng hoặc các đồ dùng cá nhân với người bị sốt siêu vi cũng rất dễ bị lây bệnh. Vì thế, khi phát hiện các triệu chứng sốt do virus, người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với mọi người xung quanh để tránh lây lan.

Sốt siêu vi bao lâu thì khỏi?

Sốt siêu vi sẽ tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên, cần nhanh chóng có biện pháp điều trị kịp thời khi phát hiện triệu chứng của sốt siêu vi. Tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn và phức tạp hơn, gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản phổi,…

Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến sốt siêu vi mà nhiều người đang tìm hiểu. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn, giúp bạn hiểu rõ hơn về sốt siêu vi cũng như biết cách điều trị, chăm sóc người bệnh sốt siêu vi tốt nhất và hiệu quả nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn và người thân thật nhiều sức khỏe!

5/5 - (1 bình chọn)