Suy Thận: Nguyên nhân và cách nhận biệt bệnh suy thận từ sớm

5/5 - (3 bình chọn)

Suy thận là một trong những căn bệnh khá nguy hiểm. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính sức khỏe và tài chính của người bệnh và gia đình.

Đối với những người mới mắc bệnh thường không có dấu hiệu rõ rệt. Nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Vậy bệnh suy thận là gì? Nguyên nhân bệnh suy thận như thế nào? Cách điều trị và phòng tránh ra sao? Cũng như các dấu hiệu để nhận biết bệnh suy thận như thế nào? Sẽ được Bacsicare chia sẻ ngay sau đây!

Suy thận là gì? Có nguy hiểm không?

Đối với hệ tiết niệu thì thận là bộ phận quan trọng nhất nằm phía trên eo ngay hai bên cột sống. Thận thực hiện chức năng lọc chất dư thừa của máu. Sau đó sẽ bài tiết chất thải thông qua đường nước tiểu. Vậy nên, đối với những bệnh nhân mắc bệnh suy thận. Thường là chức năng thận bị suy giảm, khiến quá trình vận chuyển chất thải ra ngoài khó khăn.

Theo thống kê, hiện nay có khoảng 20% dân số thế giới mắc bệnh tử vong. Trong đó có khoảng 10% không được điều trị kịp thời khiến dấu hiệu bệnh tăng nặng chuyển sang mãn tính và có 4% ca đã tử vong.

Bệnh suy thận là gì?

Suy thận thường phát triển theo 4 cấp độ khác nhau đi từ nhẹ đến nặng. Ở giai đoạn cấp độ 1,2 thường bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì tình trạng bệnh sẽ chuyển biến đến cấp độ cao hơn. Lúc này chức năng thận bị tổn thương nghiêm trong hơn.

Đặc biệt nếu bệnh phát triển tới cấp độ 4 thì lúc này chức năng lọc máu của thận sẽ bị suy giảm. Thậm chí ngừng hoạt động dễ gây tử vong. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa khỏi.

Nguyên nhân bệnh suy thận?

Sau quá trình nghiên cứu và điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh suy thận từ những năm 2000. Các chuyên gia, bác sĩ trong khoa thận đã đưa ra một số nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này chính là:

1. Thói quen nhịn tiểu

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của thận. Nếu thường xuyên nhịn tiểu sẽ khiến bàng quang bị tăng áp lực, suy giảm chức năng tiểu tiện. Từ đó gây ra tình trạng trào ngược bàng quang niệu quản và dẫn đến suy thận.

2. Lười uống nước

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trung bình mỗi ngày người bình thường nên uống từ 2 – 2,5l nước là tốt nhất. Nếu không cung cấp đủ lượng nước cần thiết sẽ dễ gây tích tụ cặn bã trong cơ thể. Nồng độ độc tố trong nước tiểu tăng cao và gây ảnh hưởng đến quá trình lọc máu của thận.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận.

3. Thói quen ăn mặn

Đây là thói quen xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe đặc biệt là cơ quan tiết niệu. Bởi vì khi ăn quá mặn sẽ khiến lượng nước tích tụ trong cơ thể khó bài tiết ra ngoài. Tạo áp lực cho thận lâu ngày sẽ sinh ra bệnh.

4. Do các bệnh liên quan đến thận

Với những bệnh nhân đang mắc các bệnh liên quan đến thận như: viêm cầu thận, thận hư, thận yếu, sỏi thận,… sẽ dễ bị suy thận cao hơn người bình thường.

5. Lạm dụng tình dục

Đối với những người thường xuyên quan hệ tình dục với cường độ mạnh và liên tục. Sẽ dễ khiến chức năng thận bị ảnh hưởng. Không kịp thực hiện các chức năng đào thải độc tố cũng như tạo chất điện sinh để nuôi cơ thể cũng có nguy cơ bị suy thận.

Các cấp độ suy thận

Các cấp độ suy thận chính là điều mà những bệnh nhân đang có nguy cơ mắc bệnh suy thận đặc biệt quan tâm. Theo các bác sĩ, thì hiện nay với bệnh suy thận có tổng cộng 5 mực độ khác nhau. Các mức độ năng nhẹ này phụ thuộc vào các khả năng, chỉ số hoạt động của thận.

Các mức độ của bệnh suy thận.

Theo đó thì chỉ số Creatinin càng cao kết hợp với mức độ lọc cầu thận càng thấp. Thì đây là dấu hiệu bệnh suy thận càng nặng và thận ngày càng yếu đi. Và ngay sau đây là các mức độ suy thận theo từng cấp độ. Tương ứng với các chỉ số cần thiết để nhận biết dưới đây:

  • Mức độ 1 (nhẹ nhất):  < 130 mmol/l; >= 90 ml/phút.
  • Mức độ 2 (vừa phải): 130 – 299 mmol/l; 60 – 89 ml/phút.
  • Mức độ 3 (trung bình): 300 – 499 mmol/l; 30 – 59 ml/phút.
  • Mức độ 4 (nặng): 500 – 899 mmol/l; 15 – 29 ml/phút.
  • Mức độ 5 (giai đoạn cuối): > 900 mmol/l; < 15 ml/phút.

Biểu hiện và cách nhận biết bệnh suy thận

Một trong những cách để điều trị bệnh suy thận kịp thời. Người bệnh cần phải cảnh giác và chú ý các biểu hiện mắc bệnh sau đây:

  • Cơ thể mệt mỏi
  • Tiểu nhiều, nước tiểu có máu, tiểu rắt,…
  • Tay, chân, mặt,… sưng phù.
  • Hơi thở có mùi khó chịu.
  • Rối loạn chức năng sinh lý như xuất tinh sớm, sinh lý yếu dần đi,…
  • Đau lưng cạnh sườn, cột sống bị giảm sự dẻo dai, thường xuyên nhức mỏi và ê buốt.

Cách thức điều trị bệnh suy thận

Đối với người mắc bệnh suy thận không phải không có thuốc chữa. Tùy vào cấp độ bị bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh để đưa ra cách thức điều trị phù hợp. Hiện nay, có các cách điều trị bệnh suy thận phổ biến được áp dụng như:

1. Điều trị bằng thuốc Tây

Đối với việc sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh suy thận phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Thông thường, các bác sĩ sẽ đưa ra một số loại thuốc sau để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và cấp độ của bệnh:

Thuốc chống tăng huyết áp: Bao gồm các loại thuốc gây ức chế thụ thể hoặc ức chế men chuyển để hỗ trợ tăng cường chức năng thận và hạ huyết áp.

Thuốc kiểm soát Cholesterol: Suy thận là một trong những căn bệnh có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng đến bệnh lý tim mạch. Vậy nên, với loại thuốc này sẽ hỗ trợ kiểm soát được lượng Cholesterol trong máu xấu gây tắc nghẽn mạch máu, quá trình lọc máu của thận hiệu quả.

Thuốc chống thiếu máu: Hỗ trợ bổ sung sắt và duy trì được việc tạo hồng cầu cho máu hiệu quả.

Cách điều trị suy thận.

2. Điều trị suy thận bằng các bài thuốc Nam

Ngoài việc điều trị suy thận bằng các loại thuốc Tây. Trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh suy giảm chức năng thận lành tính, hiệu quả cao. Phổ biến nhất là bài thuốc:

Bài thuốc từ đỗ đen: Lấy đỗ đen rang lên hãm cùng với nước uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện chức năng thận hiệu quả.

Bài thuốc từ cỏ mực: Lấy cỏ mực giã nát vắt lấy nước uống mỗi ngày 1 lần, đảm bảo sẽ giúp quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt.

Bài thuốc từ cây cỏ xước: Lấy cỏ xước chặt nhỏ, phơi khô và sắc lấy nước uống vào buổi sáng mỗi ngày.

Cách phòng tránh bệnh suy thận

Để có thể phòng tránh được bệnh suy thận, cũng như bảo vệ chính sức khỏe thì mỗi cá nhân cần phải chú ý đến các vấn đề sau:

  • Kiểm soát được lượng đường huyết và huyết áp cơ thể.
  • Chế độ ăn lành mạnh, đặc biệt giảm muối và đạm trong mỗi bữa ăn.
  • Giữ cân nặng ở mức ổn định.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.
  • Không được nhịn tiểu.
  • -Tránh sử dụng một số loại thuốc giảm đau.
  • Khám sức khỏe thường xuyên.

Tổng kết

Qua những thông tin trên có thể thấy được suy thận là một căn bệnh thực sự nguy hiểm. Nếu mỗi cá nhân không có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe. Cũng như không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Vậy nên, ngay từ lúc này hãy có ý thức hơn trong việc phòng và chữa bệnh. Để nâng cao sức khỏe của chính bản thân và gia đình tốt nhất.