Tỏi đen mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, trẻ đẹp. Hỗ trợ bạn trong việc điều trị bệnh huyết áp cao, tiểu đường, sức đề kháng kém. Bệnh ung thư, nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, men gan cao, suy giảm trí nhớ… Và để hiểu rõ hơn về tác dụng của tỏi đen cũng như cách dùng tỏi đen an toàn cho sức khỏe. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Nội dung
Tỏi đen là gì?
Tỏi đen được làm từ tỏi tươi trải qua giai đoạn lên men chậm với điều kiện khắt khe về nhiệt độ và độ ẩm. Sau từ 1 – 2 tháng lên men, hoạt chất có trong tỏi được tăng lên rõ rệt. Trong đó hoạt chất Sallyl Icystein (SAC) được coi là quan trọng nhất tăng 6 lần. Fructose tăng 52 lần, hàm lượng đường tăng lên 13 lần. Đặc biệt là hợp chất SOD (có tác dụng phòng ngừa ung thư) tăng lên gấp 10 lần so với tỏi tươi thông thường.
Sau khi quá trình lên men kết thúc, tỏi lên men sẽ được chuyển đến một căn phòng sạch sẽ để oxy hóa thêm 45 ngày nữa. Quá trình này gây ra đường và axit amin bên trong tỏi để phản ứng mà kết quả trong sắc tố màu đen và kết cấu mềm mại như một kẹo dẻo.
Tác dụng của tỏi đen là gì?
Được phát triển bởi nhà phát minh người Hàn Quốc Kim Scott vào đầu năm 2004. Tỏi đen đã trở thành một loại “thần dược” kỳ diệu được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Nó được sử dụng với vai trò như một loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe. Vậy tác dụng cụ thể của tỏi đen là gì?
1. Chống ung thư và giảm cholesterol
Cholesterol là một hợp chất có độ mềm và bóng thường được tích tụ trong các lớp mỡ máu. Cho nên cơ thể con người đặc biệt là bộ phận gan mỗi ngày sản sinh ra khoảng 1gram cholesterol. Đa số lượng cholesterol được đưa vào cơ thể là qua đường ăn uống với các loại thực phẩm như lòng đỏ của trưng, đồ biển và các loại thịt.
Do cholesterol đóng vai trò quan trọng trong duy trì sự sống của cơ thể. Đó là bộ phận để cấu tạo nên màng tế bào, hormone và các bộ phận khác. Cho nên nếu cơ thể chứa quá nhiều cholesterol. Sẽ gây ra tình trạng mắc bệnh về tim mạch. Đặc biệt là bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến.
Cho nên sử dụng tỏi đen là một phương pháp tối ưu nhất cho những người có lượng cholesterol trong máu quá cao. Nó sẽ giúp hòa tan nước và các chất mỡ để phá tan sự phức hợp trong nước để dễ dàng di chuyển trong đường máu. Ngoài ra có một cách để làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể đó chính là ăn nhiều trái cây và các loại hạt.
2. Phòng bệnh tiểu đường
Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những nguyên nhân chính gây ra các căn bệnh hiểm nghèo. Điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận… Ngoài những cách phòng chống bệnh tiểu đường thông thường như giảm cân. Ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn đồ ngọt… Giờ đây, chúng ta cũng có thể sử dụng loại dược liệu quý là tỏi đen để phòng chống bệnh tiểu đường vô cùng hiệu quả.
3. Ngăn ngừa nhiễm trùng
Tỏi trắng chứa các chất kháng khuẩn, kháng sinh và chống nấm trong thành phần hoạt chất gọi là allicin. Bên cạnh đó, trong tỏi đen còn có chất S – allylcystein. Chất này có tác dụng hấp thu allicin để chuyển hóa dễ dàng hơn nhằm chống lại các yếu tố nhiễm trùng và bảo vệ cơ thể.
4. Chống lão hóa
Không chỉ đối với phái đẹp, dấu hiệu lão hóa luôn là mối bận tâm của tất cả mọi người. Sự xuất hiện của các nếp nhăn, vết nám, sạm da, đồi mồi là biểu hiện rõ ràng nhất của hiện tượng lão hóa da ở phụ nữ. Tỏi đen có chứa protein, chất béo, vitamin và khoáng chất có thể làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và làm tăng tuổi thọ của người dùng. Các chị em hãy thử làm đẹp với loại tỏi này để xem hiệu quả nhé.
5. Tốt cho phụ nữ mang thai
Sau quá trình lên men, tỏi sẽ không còn mùi hăng cay đặc trưng nên rất phù hợp cho phụ nữ mang thai sử dụng. Hơn nữa, tỏi đen không chứa bất kỳ thành phần bổ sung nào. Loại thực phẩm này tương đối an toàn giúp điều chỉnh hệ tiêu hóa. Cải thiện giấc ngủ, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và làm giảm nguy cơ bị tăng huyết áp.
6. Bảo vệ cơ thể khỏi các loại bệnh
Như đã đề cập ở phần trên, tỏi đen có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol và lipid. Cùng với khả năng gây ức chế cho sự sản sinh tổng hợp các cholesterol ở gan. Chính điều đó đã mang tới một tác dụng không ngờ của tỏi đen. Đó chính là chống tăng huyết áp, giảm sức kháng của mạch máu. Cùng với đó là khả năng giãn cơ trơn trực tiếp để thành mạch.
Bên cạnh đó, tỏi đen còn có thể giúp phân hủy fibrin ở huyết thanh, gây ức chế. Cho nên nó có thể hỗ trợ cho việc phòng và điều trị những bệnh liên quan đến rối loạn đông máu. Theo như nghiên cứu thì trên khoảng 960 người có nguy cơ tăng cholesterol uống khoảng 600 – 900mg/ ngày liên tục trong 12 tuần cho kết quả như sau: Nếu bệnh nhân sử dụng tỏi đen thì hàm lượng cholesterol đã giảm 12% và 13% của triglycerid có trong huyết thanh. Còn đối với những bệnh nhân xơ vữa động mạch thì giúp phân hủy fibrin.
Thêm vào đó, tỏi đen còn có thể làm giảm đi độ nhớt của huyết tương, giãn các động mạch. Bởi khi bệnh nhân tắc động mạch mỗi lần ăn khoảng 7 – 10gam tỏi đen trong thời gian 4 tuần. Điều này sẽ làm tăng tuần hoàn máu và làm giảm độ nhớt của huyết tương. Điều này đã được thử nghiệm với 432 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. Với liệu trình điều trị bằng tinh dầu tỏi dùng mỗi ngày liều lượng 0.1mg – tương đương 2gam tỏi tươi đã làm giảm đi 35% bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong xuống còn 45%.
7. Các tác dụng khác
Dù là tỏi đen cô đơn hay tỏi đen dạng tép thì sau quá trình lên men đã làm giảm mùi hăng và hương vị nồng. Giúp tỏi trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn khi chế biến các món ăn. Tỏi đen sẽ có vị hơi chua, hơi ngọt và không còn mùi nồng như tỏi tươi. Nên rất dễ ăn và không gây hôi miệng, thường được dùng ăn kèm và trang trí trong nhiều món ăn ở các nhà hàng lớn.
Ngoài tác dụng ngăn ngừa ung thư, ngăn ngừa vi khuẩn thì tỏi đen còn hỗ trợ chống viêm khớp dạng thấp, bệnh mãn tính và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Như vậy, tỏi đen vừa có tác dụng tốt cho sức khỏe, vừa giúp ăn ngon miệng. Loại thực phẩm này thường được các doanh nghiệp sản xuất và chế biến tại Việt Nam. Nên giá thành cũng khá mềm, chỉ từ 1.2 – 2 triệu đồng/ 1kg. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự làm tỏi đen để sử dụng nhưng cũng phải hết sức cẩn thận nhé.
Tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong
Tỏi đen và mật ong đều là 2 sản phẩm tuy xuất phát từ 2 nguồn gốc khác nhau. Nhưng lại có chung một đặc điểm là mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Do đó, tỏi đen ngâm mật ong có thể hỗ trợ điều trị được nhiều chứng bệnh. Và chắc chắn sẽ khiến bạn bất ngờ về những công dụng tuyệt vời của chúng.
Tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong:
- Chữa bệnh viêm xoang, viêm mũi.
- Trị ho, cảm cúm, viêm họng.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Điều trị bệnh dạ dày.
- Giảm huyết áp hiệu quả cho những bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao.
- Bổ não, cải thiện trí nhớ.
- Phòng chống ung thư hiệu quả.
- Điều trị bệnh tiểu đường.
- Làm đẹp da, tóc, móng tay.
- Giảm cân, giảm mỡ bụng hiệu quả.
Tác dụng của tỏi đen ngâm rượu
Ông cha ta từ thời xa xưa đã biết dùng tỏi để ngâm rượu và chữa trị nhiều chứng bệnh. Nhưng việc sử dụng tỏi ngâm rượu sẽ mất rất nhiều thời gian (thường là trên 3 tháng mới dùng được). Còn đối với tỏi đen, bạn chỉ cần ngâm khoảng 1 tuần là có thể dùng ngay được. Hơn nữa, rượu tỏi đen rất dễ uống vì không còn vị cay nồng khó chịu của tỏi tươi. Tỏi đen ngâm rượu có vị ngọt nên dễ uống với tất cả mọi người.
Tác dụng của tỏi đen ngâm rượu:
- Hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, ăn không tiêu.
- Phòng chống lão hóa.
- Bồi bổ sức khỏe, đặc biệt là bồi bổ sinh lực cho nam giới.
- Tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể phòng chống lại bệnh tật.
- Điều hòa huyết áp.
- Giảm cholesterol xấu.
- Giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon giấc.
- Bảo vệ tim mạch.
- Phòng ngừa táo bón, tốt cho người bệnh trĩ.
Tác dụng phụ của tỏi đen
Đối với bất kỳ loại thực phẩm nào khi sử dụng quá liều lượng, quá lạm dụng hay dùng sai cách. Hoặc mua phải loại tỏi đen kém chất lượng cũng đều gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Trên thực tế, tỏi đen chỉ phát huy được khả năng phòng và chữa bệnh khi được lên men đúng quy chuẩn chất lượng. Chứ không phải tỏi nào đen cũng chữa được bệnh và an toàn cho sức khỏe. Có nhiều cơ sở sản xuất tỏi đen kém chất lượng bán ra thị trường với mức giá rẻ khiến cho người dùng gặp phải những tác dụng phụ nguy hiểm.
1. Nóng trong, táo bón
Tác dụng phụ này sẽ xảy ra nếu như bạn dùng tỏi đen quá liều lượng cho phép. Không nên dùng quá 10 g tỏi đen trong 1 ngày. Lạm dụng chúng sẽ dẫn đến nguy cơ táo bón, nóng trong.
2. Gây dị ứng
Trên thực tế, không phải bất kỳ ai cũng thích hợp sử dụng tỏi đen. Những người có tiền sử dị ứng với tỏi không nên dùng tỏi đen. Việc cố tình sử dụng sẽ gây dị ứng, ngứa ngáy.
3. Tác dụng phụ với một số loại thuốc
Tỏi đen sẽ kỵ và làm mất tác dụng của một số loại thuốc. Nhất là thuốc chống đông máu và thuốc dành cho người đang điều trị HIV/AIDS. Nếu bạn đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng thêm tỏi đen để hỗ trợ điều trị bệnh hoặc bồi bổ cho cơ thể nhé.
4. Gây rối loạn tiêu hóa
Khi mua tỏi đen tại những địa chỉ uy tín, bạn sẽ được tư vấn chi tiết về cách dùng và thời gian dùng phù hợp, an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn tỏi không đúng theo hướng dẫn sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày.
Bên cạnh đó, nếu bạn mua phải loại tỏi đen kém chất lượng cũng rất nguy hiểm khi sử dụng. Do đó, tỏi đen sẽ không giúp chúng ta phòng và điều trị bệnh nếu không được lên men đúng chuẩn để các hoạt chất có thể chuyển hóa tối ưu.
Cách sử dụng tỏi đen an toàn cho sức khỏe
- Tỏi đen để nguyên củ, khi ăn bạn chỉ cần bóc vỏ và ăn trực tiếp. Bạn nên nhai kỹ để các thành phần của tỏi sẽ phát huy tác dụng tốt hơn, ăn với liều lượng từ 1 – 3 củ/ngày.
- Tỏi đen ngâm rượu: món uống này khá ngon và nhiều tác dụng. Bạn có thể ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn và uống mỗi ngày ít nhất 1 lần, mỗi lần 50ml
- Bạn có thể cắt tỏi đen thành lát nếu chưa ăn quen. Tóm lại, dù sử dụng dưới hình thức nào, tỏi đen cũng nên được nghiền, nhai hoặc giã nát thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn
Như vậy, với những tác dụng của tỏi đen đã được liệt kê trên đây. Hi vọng rằng sẽ hữu ích đối với bạn trong quá trình tìm hiểu về tỏi đen. Từ đó, giúp bạn sử dụng tỏi đen đúng cách, mang đến hiệu quả cao an toàn cho sức khỏe của bạn và mọi người. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này của chúng tôi. Chúc bạn sống khỏe!