Hoa cẩm tú cầu thường được biết đến là một loài hoa đẹp. Mọc thành những chum hình trong như quả cầu và được trồng phổ biến trong sân vườn. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hoa cẩm tú cầu nếu được sử dụng đúng cách sẽ có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị một số chứng bệnh cho con người. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về hoa cẩm tú cầu, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Hoa cẩm tú cầu là gì?
Cẩm tú cầu là một loài hoa đẹp, dạng cây bụi, thân thẳng và ít cành nhánh. Loài hoa này có mặt ở nhiều vùng như Bắc Mỹ và các nước Châu Á.
Bạn đang xem: Hoa cẩm tú cầu và công dụng trị bệnh tuyệt vời
Hoa cẩm tú cầu có rất nhiều màu sắc như xanh, hồng, hồng tím, trắng,… nhưng lại không có hương thơm. Ở Việt Nam, những cánh đống hoa cẩm tú cầu Đà Lạt là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch.
Hoa cẩm tú cầu nở vào mùa nào?
Hoa cẩm tú cầu nở vào mùa hè ở các xứ nhiệt đới, mát mẻ, nở rộ nhất từ tháng 5 đến cuối năm. Nhiệt độ thích hợp cho loài hoa này sinh trưởng tốt là khoảng 20 – 25 độ C.
Xem thêm: Rau chân vịt có tác dụng gì? Cách chế biến rau chân vịt như thế nào?
Hoa cẩm tú cầu có công dụng gì?
Cây cẩm tú cầu là một loại thảo dược với những công dụng tuyệt vời như:
- Lợi tiểu tự nhiên: rễ cây thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh về thận và bàng quang.
- Tốt cho sức khỏe đường tiết niệu: rễ cây cẩm tú cầu là lựa chọn tuyệt vời để điều trị viêm tuyến tiền liệt hay phì đại tuyến tiền liệt.
- Phòng chống sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ quá trình loại bỏ sỏi ra khỏi các cơ quan này.
- Chống viêm, giảm bớt nhiễm trùng, viêm thận và giảm các triệu chứng viêm khớp.
- Khả năng chống oxy hóa cao hơn trong mô gan so với việc dùng cây kế sữa kết hợp với nghệ.
- Điều trị các rối loạn liên quan đến tự miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, đa xơ cứng, bệnh viêm ruột, đái tháo đường tuýp 1, bệnh chàm và vảy nến.
Cách sử dụng hoa cẩm tú cầu
Xem thêm : Cây chùm ngây có tác dụng gì sử dụng như tế nào hiệu quả
Cẩm tú cầu được bào chế dưới các dạng: dạng tươi, chiết xuất chất lỏng/rượu thuốc, chiết xuất dạng viên nang, thuốc sắc, chiết xuất dạng bột.
Bạn có thể tham khảo liều dùng cẩm tú cầu như sau:
- Chiết xuất dạng lỏng: khoảng 2 – 6 ml
- Dạng siro: 1 thìa cà phê/lần, uống 3 lần/ngày
- Dạng khô: không dùng quá 2g thân hoặc rễ/lần
Liều dùng và cách dùng cẩm tú cầu có thể khác nhau đối với từng bệnh nhân. Liều lượng sẽ dựa trên tuổi tác, tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Lưu ý, cẩm tú cầu có thể không an toàn. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y trước khi sử dụng hoa cẩm tú cầu nhé.
Sử dụng hoa cẩm tú cầu có gặp phải tác dụng phụ không?
Cẩm tú cầu có thể an toàn đối với hầu hết mọi người khi dùng bằng đường uống chỉ trong vài ngày. Các tác dụng phụ mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng cẩm tú cầu có thể là buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt và tức ngực.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tác dụng phụ của cẩm tú cầu. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y để được tư vấn tốt nhất nhé.
Xem thêm : Cây cứt lợn và những tác dụng chữa bệnh từ hoa cứt lợn
Xem thêm: Những tác dụng của Cây Kim Ngân đối với sức khỏe bạn nên biết
Hoa cẩm tú cầu có thực sự an toàn?
Loại thảo dược này có thể an toàn cho hầu hết mọi người khi uống trong vài ngày. Lưu ý là không được sử dụng cẩm tú cầu nhiều hơn liều khuyến nghị. Việc sử dụng 2g thân hoặc rễ khô loại thảo dược này/lần có thể không an toàn. Hơn nữa, cẩm tú cầu có thể không an toàn khi sử dụng trong khoảng thời gian dài.
Còn đối với phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú. Hiện nay vẫn chưa có đủ thông tin về việc sử dụng cẩm tú cầu đối với 2 đối tượng này. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng loại thuốc này nhé.
Hoa cẩm tú cầu mua ở đâu?
Hiện nay, thảo dược cẩm tú cầu đều được bán tại các nhà thuốc Đông y, phòng khám Đông y… trên toàn quốc. Bạn nên chọn địa chỉ uy tín, cung cấp thảo dược đảm bảo chất lượng để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
Hoa cẩm tú cầu ở Đà Lạt
Hoa cẩm tú cầu được trồng nhiều ở Đà Lạt lá to, hoa mọc thành chùm ở đầu cành, hoa màu hồng, trắng, tím rất đẹp. Rất nhiều gia đình ở đây thường trồng hoa cẩm tú cầu để làm cảnh trong nhà.
Hầu hết các loại hoa cẩm tú cầu đều có màu trắng, tuy nhiên, màu hoa có thể thay đổi phụ thuộc vào độ pH của đất. Lúc đầu hoa màu trắng, sau đó biến dần thành màu lam hay màu hồng, hoa ưa bóng râm ẩm thấp.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến hoa cẩm tú cầu mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Giúp bạn hiểu rõ hơn về hoa cẩm tú cầu cũng như công dụng của cẩm tú cầu trong y học. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Thảo dược - Cây thuốc dân gian