Nấm ngọc cẩu được nhiều người dân, lương y, bác sĩ coi là một vị thuốc quý. Có khả năng bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa, kích thích nội tiết tố, tăng cường sinh lý…. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Nấm Ngọc Cẩu nhé!
Nguồn gốc nấm ngọc cẩu
Nấm ngọc cẩu có nhiều tên gọi khác nhau như hoa huyết sơn, tuyết sơn, tỏa dương, hoa đất, ký sinh hoàn, củ gió đất, củ ngọc núi, dương cẩu. Cây thuộc bộ Balanophoraceae, họ Dó đất. Sở dĩ, thảo dược này được gọi là nấm ngọc cẩu vì có hình dáng khá đặc biệt, giống bộ phận sinh dục của loài chó.
Bạn đang xem: Nấm ngọc cẩu – vị thuốc giúp “giữ lửa phòng the” hiệu quả
Nấm ngọc cẩu còn gọi là hoa huyết sơn, tuyết sơn, tỏa dương
Lương y Phạm Văn Thanh (Hàm Nghi, TP. Lào Cai) cho biết, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trên thị trường đang có khoảng hơn 20 loài nấm ngọc cẩu. Trong đó, chỉ có 3 loại nấm có tác dụng tốt. Chúng càng có giá trị dược liệu cao hơn khi sinh trưởng ở độ cao trên 1500m, dưới những tán cây đặc biệt….
Xem thêm : Cam thảo: Công dụng và cách dùng an toàn, hiệu quả
Về phân bố thì chỉ những vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, thậm chí có phần lạnh mới tìm thấy loại nấm này. Chúng mọc nhiều ở các tỉnh thành Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Thanh Hóa, Tây Giang…. Đến thời điểm hiện tại Viện Y học bản địa Việt Nam đã không ít hơn 5 lần tiến hành cấy mô từ đỉnh sinh trưởng trên môi trường đặc biệt. Kết hợp với thành phần chất nghiền từ rễ cây rừng (vật chủ). Nhưng vẫn chưa nuôi cấy thành công loại thảo dược này. Do đó, muốn hái được nấm ngọc cẩu người dân vẫn phải vượt qua quãng đường rừng dài. Thậm chí có những đoạn dốc dựng đứng.
Nấm ngọc cẩu có đặc điểm và công dụng gì?
Nấm ngọc cẩu là loài lưỡng tính, phần nổi trên mặt đất có màu đỏ, hồng hoặc hơi tía
Nấm ngọc cẩu là loài lưỡng tính với hoa đực và hoa cái trên cùng một cây. Cây thường mọc trong rừng ẩm, dưới tán các cây lớn và ký sinh bắt buộc trên rễ 1 số loài cây như cây Ngát hoặc dây Ngát…. Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng nấm, nửa dạng cây và không có lá. Cây có cụm hoa mọc trên mặt đất với bề ngoài trông giống chiếc nấm. Gồm nhiều hoa nhỏ màu nâu, hồng hoặc hơi tía. Phần ngầm dưới đấy có cụm dạng củ của cây, to cỡ quả dứa. Gắn với vật chủ (muốn lấy nấm phải cắt dễ cây này) và không phải hệ rễ hoàn hảo.
Nấm có mùi thơm đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá, ruột hoa như ruột quả thanh long. Chứa tinh bột với màu vàng sậm hoặc hơi tím. Hoa nấm ngọc cẩu đực và cái được phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực có hình trụ, dài từ 10 – 15cm. Trong khi đó, cụm hoa cái hình đầu, dài từ 2 – 3cm.
Xem thêm : Những công dụng của húng quế đối với sức khỏe mà bạn nên biết
Về công dụng, theo các tài liệu dân gian thì nấm ngọc cẩu thường được dùng trong các bài thuốc bổ máu. Bổ thận, tráng dương, thông tiêu, kích thích đường tiêu hóa. Giảm nhanh tình trạng chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, di tinh, liệt dương. Loại thảo dược này cũng tăng cường nội tiết tố, sinh lý nữ và đặc biệt tốt cho phụ nữ phục hồi sức khỏe sau sinh. Nấm ngọc cẩu thường được sử dụng để ngâm rượu. Bạn có thể tham khảo bài viết về nấm ngọc cẩu tại đây.
Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã khẳng định công dụng của nấm ngọc cẩu với “chốn phòng the”. Cụ thể, bác sĩ Hoàng Đôn Hòa, Chánh Văn phòng của Viện Y học Bản địa Việt Nam cho biết những nghiên cứu về nấm ngọc cẩu của Viện đã chỉ ra rằng thảo dược này chứa anthoxyanozit, L-Arginin.
Nấm ngọc cẩu và rượu nấm ngọc cẩu giúp tăng cường sinh lý hiệu quả
Chất này khi vào cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO) có thể tham gia vào quá trình giãn mạch ngoại biên. Một trong những hệ quả của việc giãn mạch là kích thích bộ phận sinh dục nam và nữ. Do đó, nấm ngọc cẩu vẫn được ứng dụng trong việc điều trị lâm sàng trên nhóm bệnh nhân mắc chứng yếu năng lực tình dục nam, nữ; rối loạn cương dương; da không đẹp, lãnh cảm….
Hiện nấm ngọc cẩu được bày bán khá nhiều trên thị trường để ngâm rượu. Các bạn có thể tham khảo và mua Nấm Ngọc Cẩu tại Đặc Sản Tâm Gia. Có thể ngâm rượu bằng các cụm nấm tươi hoặc thái lát phơi khô để rượu ngon, tốt cho sức khỏe hơn. Lưu ý là khi ngâm nấm ngọc cẩu khô thì nấm tươi mua về phải được thái thành miếng. Phơi âm can để đảm bảo mùi hương và dược tính ở mức tốt nhất. Nếu muốn rượu thơm và dễ uống hơn thì có thể thêm chút mật ong hoặc quả la hán vào để thưởng thức.
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Thảo dược - Cây thuốc dân gian