Trong những năm gần đây, nhiều mẹ bầu đã bắt đầu quan tâm đến thai giáo cho bé yêu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Bởi qua đó, mẹ sẽ giúp thai nhi có được sự phát triển tốt nhất. Kích thích sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ để bé luôn khỏe mạnh sau khi chào đời.
Vậy thai giáo là gì? Phương pháp thai giáo qua các giai đoạn dành cho mẹ bầu như thế nào? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về thai giáo cho mẹ bầu nhé!
Nội dung
Thai giáo là gì?
Thai giáo là quá trình thực hiện các biện pháp tổng hợp được bắt đầu từ khi chuẩn bị mang thai. Dưỡng thai và giáo dục thai nhi giúp bé phát triển các tiềm năng về thể lực và trí tuệ ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ.
Thai giáo vừa là một phần quan trọng trong quá trình nghiên cứu về sinh tốt. Vừa là điểm khởi đầu của giáo dục sớm, là điểm kết hợp hài hòa của ba yếu tố sinh tốt. Chăm sóc tốt và giáo dục tốt.
Xem thêm: Xét nghiệm Double test là gì? Có cần làm xét nghiệm Double test không?
Thai giáo cho con
Thai giáo là một quá trình rất tốt cho sự phát triển của con, cụ thể:
- Đảm bảo môi trường trong và ngoài cơ thể mẹ tốt nhất cho sự phát triển của con.
- Phát triển trí não con toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.
- Hình thành nên tình cảm gắn bó thân thiết giữa cha mẹ và con cái.
- Trang bị cho cha mẹ những kiến thức, kỹ năng, thái độ tốt trong việc nuôi dạy con. Làm cơ sở khai mở và tạo tiền đề cho giáo dục trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sau này
Có 2 phương pháp thai giáo cho con, đó là: thai giáo trực tiếp và thai giáo gián tiếp. Thai giáo trực tiếp cho con thông qua các bài tập năm giác quan của cả mẹ và bé. Để con tiếp nhận được giáo dục tích cực. Còn thai giáo gián tiếp thông qua các biện pháp chăm sóc trực tiếp cơ thể người mẹ. Giúp thai nhi tiếp nhận được mọi hành động, suy nghĩ, cảm xúc của mẹ bầu.
Thai giáo từ tháng thứ mấy?
Ở tuần thứ 16, thai nhi đã bắt đầu có phản ứng với âm thanh bên ngoài và đến tuần thứ 24 – 25. Hệ thống truyền âm thanh của tai mới hoàn chỉnh. Thời gian này chính là lúc bố mẹ nên tiến hành các hoạt động thai giáo để kích thích thính giác của con phát triển.
Sự hình thành thị giác của thai nhi sẽ muộn hơn so với các cơ quan khác. Khi được 2 tháng, mắt của thai nhi đã bắt đầu hình thành, đến khi được 4 tháng. Thai nhi đã có khả năng cảm thụ ánh sáng. Do đó, cha mẹ nên thực hiện thai giáo kích thích thị giác của con bằng ánh sáng từ tháng thứ 6 của thai kỳ.
Khi được 2 tháng thì miệng và mũi của thai nhi đã bắt đầu được hình thành. Đến tháng thứ 4 thì cơ quan cảm thụ vị giác trên đầu lưỡi của bé hình thành hoàn toàn. Bé sẽ có sự phân biệt và sở thích về các vị rõ rệt. Đến tháng thứ 7 thì mũi của bé đã hoạt động hiệu quả.
Từ tháng thứ 2, thai nhi đã có những phản ứng với các kích thích về xúc giác. Đến tháng thứ 3, việc mát xa, vuốt ve nhẹ nhàng âu yếm lên các cơ quan cảm nhận xúc giác của thai nhi thông qua bụng mẹ. Sẽ giúp cho các tế bào não thai nhi phát triển tốt hơn. Bé cảm nhận được sự yêu thương của bố mẹ, tăng cường khả năng phản ứng của bé.
Thai giáo 3 tháng đầu
3 tháng đầu là khoảng thời gian khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu nhất bởi giai đoạn này mẹ ốm nghén nhiều nhất. Do đó, áp dụng phương pháp thai giáo sớm trong thời gian này. Sẽ giúp mẹ ổn định tâm lý hơn và đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Trong 3 tháng đầu, mẹ phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, luôn vui cười để quên đi những cơn buồn nôn. Bên cạnh đó, phương pháp thai giáo vuốt ve bụng bầu mỗi ngày cũng rất tốt cho cả mẹ và bé. Mẹ nên thực hiện khoảng 10 phút trước khi đi ngủ.
Gọi tên và trò chuyện cùng con cũng giúp bé yêu có thể cảm nhận được tình yêu thương của mẹ cha thông qua xúc giác và thính giác. Đến tháng thứ 3 của thai kỳ, phương pháp thai giáo bằng âm nhạc có thể được áp dụng. Mẹ có thể đeo tai nghe, chọn những bản nhạc nhẹ nhàng, lành mạnh. Vừa nghe vừa hát, vừa nghe vừa nghĩ về con.
Đặc biệt, với những mẹ bầu bị nghén nặng, tâm trạng luôn bất an, cáu gắt, khó tập trung. Thì thiền chính là một phương pháp đơn giản giúp các mẹ giải tỏa bớt căng thẳng.
Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai kỳ khỏe mạnh?
Thai giáo tháng thứ 4
Nội dung thai giáo thời kỳ này sẽ tập trung vào việc huấn luyện thính giác, thị giác, tính cách và hành vi, ngôn ngữ của thai nhi.
Cha mẹ có thể thực hiện thai giáo tháng thứ 4 bằng phương pháp chiếu sáng hoặc bằng âm nhạc. Mẹ nên nghe những loại nhạc dành cho bà bầu êm dịu, nội dung lành mạnh. Không nên nghe những loại nhạc có tiết tấu mạnh. Âm thanh chói tai, có thể làm thai nhi giật mình, bất an, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể thực hiện thai giáo bằng cách “huấn luyện” tích cách của thai nhi. “huấn luyện” hành vi và ngôn ngữ của thai nhi. Cha mẹ nói chuyện với con là một cách thai giáo hữu ích và tích cực. Cứ mỗi ngày nói với con một ít, dần dần bé sẽ cảm nhận được thế giới xung quanh. Và hình thành nên cảm xúc tích cực cho bé sau này.
Thai giáo tháng thứ 5
Ngoài việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, thì thai giáo tháng thứ 5 cũng cực kỳ quan trọng. Thai giáo trong giai đoạn này sẽ chú trọng đến việc huấn luyện thính giác. Và khả năng vận động trong bào thai cho thai nhi.
Trong tháng thứ 5, mẹ vẫn áp dụng phương pháp thai giáo bằng âm nhạc. Bằng ngôn ngữ đối thoại, trò chuyện cùng bé mỗi ngày. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thai giáo bằng trò chơi. Khi mẹ cảm thấy bé đang đạp vào thành bụng mình. Thì mẹ hãy vỗ nhẹ vào chỗ bé vừa đạp, đợi khi bé đạp lần thứ 2, mẹ lại tiếp tục vỗ nhẹ vào chỗ đó, cứ như vậy lặp đi lặp lại.
Thai giáo tháng thứ 6
Thai nhi tháng thứ 6 phát triển rất nhanh và rõ ràng nên thai giáo tháng thứ 6. Cần tập trung ở việc tăng cường huấn luyện khả năng nghe, mở mang trí tuệ cho bé.
Mẹ có thể áp dụng phương pháp thai giáo bằng vận động, bằng đối thoại. Bằng âm nhạc hoặc bằng ngôn ngữ, hành vi. Hành vi, cử chỉ của bố mẹ sẽ ảnh hưởng nhất định đến thai nhi. Do đó, khi mang thai, mẹ nên để tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái. Những hy vọng thật tốt đẹp cho bé yêu, ăn nói nhẹ nhàng, sinh hoạt ổn định, giữ gìn sức khỏe tốt… Để giúp thai nhi có môi trường sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Thai giáo tháng thứ 7
Bước qua tháng thứ 7, được xem là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi. Lúc này, mẹ có thể thực hiện thai giáo bằng cách cho con nghe nhạc hoặc bật những CD học ngoại ngữ nhiều thứ tiếng khác nhau cho cả mẹ và bé nghe.
Thời gian này, mẹ có thể chơi với bé cũng là một phương pháp thai giáo hiệu quả. Mẹ có thể xoa vào bụng mình, chỗ bé đạp và ngay sau đó bé lại đạp đúng chỗ đó.
Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu các giai đoạn của thai kỳ giúp bé phát triển toàn diện
Thai giáo tháng thứ 8
Cũng giống như những hoạt động thai giáo của những tháng trước đó nhưng mức độ sẽ cao hơn trong tháng thứ 8 này. Mẹ vẫn tiếp tục chiếu ánh sáng vào bé, bật nhạc cho bé nghe, đọc truyện và đọc sách.
Đặc biệt, lúc này, sự xuất hiện của người cha cũng rất quan trọng, hãy vuốt ve và nói những lời yêu thương, dỗ dành bé hàng ngày. Phương pháp thai giáo này luôn có tác dụng giúp thai nhi sớm nhận biết và hiểu được thế giới bên ngoài.
Thai giáo tháng thứ 9
Phương pháp thai giáo trong tháng thứ 9 quan trọng nhất là mẹ luôn giữ tinh thần ổn định. Không nên nghĩ quá nhiều hay lo sợ đến quá trình “vượt cạn” sắp tới. Hãy dành nhiều thời gian cho việc nói chuyện cùng con. Hãy chia sẻ và vuốt ve để bé có thể cùng mẹ vượt cạn thành công.
Tháng thứ 9, mẹ đừng quên cho bé nghe âm nhạc hay đọc sách cho bé nghe nhé. Mẹ có thể thay đổi những cuốn sách mang tính chất văn học và nghệ thuật để đọc cho bé nghe trước giờ đi ngủ. Mẹ cũng có thể hát cho bé nghe những bài nhạc nhẹ nhàng. Khi hát một câu, thì ngưng lại một lúc để bé tiếp thu hết thì mẹ chuyển sang câu mới.
Với những phương pháp thai giáo trên, dù trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ mẹ cũng nên kiên trì và thực hiện thường xuyên. Mặc dù chỉ là một phôi thai nhưng việc giáo dục thai nhi chính là cách để bé có thể phát triển các cảm quan của mình ngay từ khi còn trong bụng mẹ, có sự phản ứng nhanh nhạy và nhạy cảm hơn sau khi ra đời.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây về thai giáo sẽ hữu ích đối với các bà mẹ đang mang thai. Giúp các mẹ chăm sóc và giáo dục bé yêu đúng cách ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!