Cam thảo: Công dụng và cách dùng an toàn, hiệu quả

5/5 - (3 bình chọn)

Cam thảo là một vị thuốc rất phổ biến trong Đông y lẫn Tây y hiện nay. Thậm chí cả trong ngành công nghiệp thực phẩm với khá nhiều đồ ăn, thức uống có thành phần cam thảo.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết công dụng của cam thảo. Và không phải ai cũng biết cách sử dụng cam thảo an toàn, đúng cách. Chính vì thế, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc có liên quan đến thảo dược cam thảo. Mời các bạn cùng theo dõi nhé!

Cam thảo là gì?

Cam thảo hay cam thảo bắc là một loài thực vật có hoa bản địa Châu Á. Một trong khoảng 18 loài của chi Cam thảo.

Cây cam thảo được trồng lâu năm, cao tới  0.6m tỏa rộng tới 0.4m. Cây ra hoa từ tháng 6 đến tháng 8, quả chín trong khoảng tháng 7 đến tháng 10.

Cam thảo đất

Là loại mọc hoang quanh các bãi đất trống, thường mọc dưới tán cây. Ở nương rẫy cây sống, phát triển rất mạnh. Thường dùng để ổn định đường huyết, trị ho, viêm họng.

Nước hãm cam thảo đất dùng làm thuốc súc miệng và ngậm chữa đau răng. Hoạt chất amellin trong cây dùng điều trị bệnh đường huyết, thiếu máu, albumin niệu, ceton niệu, viêm võng mạc. Những biến chứng kèm theo đường huyết và làm các vết thương mau lành.

Cam thảo đất còn rất nhiều công dụng tuyệt vời khác. Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ và thầy thuốc nếu muốn sử dụng cam thảo đất để chữa bệnh nhé.

Xem thêm: Thảo dược phan tả diệp có tác dụng gì? Cách dùng như thế nào?

Cam thảo dây

Cam thảo dây (hay còn gọi là tương tư, cườm thảo đỏ, chi chi, cườm cườm, cảm sảo, hương tư tử). Là loài thực vật có hoa thuộc họ Đậu. Cây sinh trưởng dưới dạng thân leo với các lá hình lông chim dài bao gồm nhiều lá chét mọc so le. Hoa màu hồng, mọc ở kẽ lá, quả thuộc loại quả đậu dẹt chứa từ 3 – 7 hạt hình trứng màu đỏ đốm đen.

Lá cam thảo dây thường được dùng để điều hòa các vị thuốc khác. Dùng chữa ho, giảm cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Người ta còn dùng lá cam thảo dây nhai với muối và nuốt nước để chữa chứng đánh trống ngực.

Lưu ý, hạt cam thảo dây rất độc, chất độc đó là abrin, tan được trong nước. Nếu mang hạt giã nhỏ, hòa với nước uống sẽ bị ngộ độc.

Chính vì vậy, bạn không được tự ý sử dụng bất kỳ bộ phận nào của cam thảo dây khi chưa có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ.

Cam thảo có tác dụng gì?

Cây cam thảo là một trong những loại cây có chứa axit glycyrrhizic. Có thể gây ra những biến chứng khi dùng với số lượng lớn. Với vai trò là dược chất, cam thảo thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa bao gồm loét dạ dày, ợ nóng, đau bụng và niêm mạc dạ dày (viêm dạ dày mạn tính). Đau cổ họng, viêm phế quản, ho và nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Các triệu chứng mãn kinh, loãng xương, viêm khớp mạn tĩnh, lupus ban đỏ hệ thống. Rối loạn gan, sốt rét, lao phổi, kali trong máu cao, ngộ độc thực phẩm, hội chứng mệt mỏi mạn tính. Áp xe, phục hồi sau phẫu thuật, phát ban, cholesterol cao.

Bên cạnh đó, cam thảo còn có khả năng làm giảm dầu trong tóc. Điều trị ngứa ngáy, viêm da, chàm, chảy máu, lở loét. Bệnh vảy nến, giảm cân hoặc tình trạng da bị đốm nám.

Ngoài ra, khi tiêm tĩnh mạch, cam thảo thường có tác dụng điều trị viêm gan B và viêm gan C. Điều trị loét miệng ở người bị viêm gan C.

Cam thảo có tác dụng gì cho da?

Bạn đã từng nghe đến bột cam thảo? Ngoài tác dụng trị bệnh. Cam thảo  còn có khả năng dưỡng da trắng sáng tự nhiên, chống lão hóa da, trị mụn, làm mờ vết thâm do mụn gây ra và làm giảm quầng thâm mắt.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cũng chứng minh được rằng. Trong bột cam thảo có chứa đường glucoza, glycyrrhizin, sacaroza, asparagin và vitamin C giúp tẩy tế bào chết. Tăng cường sắc tố da và làm trắng da nhanh chóng.

Để sử dụng cam thảo làm trắng da, bạn có thể áp dụng các phương pháp như:

  • Sử dụng hỗn hợp bột cam thảo + mật ong + sữa chua.
  • Sử dụng hỗn hợp bột cam thảo + mật ong + dưa leo + sữa tươi.
  • Bột cam thảo + mật ong + sữa chua + dầu hạnh nhân.
  • Bột cam thảo + cà chua + chanh + nước hoa hồng.

Xem thêm: Thảo dược Nấm Linh Chi có công dụng gì và cách sử dụng

Cách dùng cam thảo

Liều dùng thông thường đối với chứng kích ứng dạ dày

Bạn dùng 1 ml sản phẩm có chứa cam thảo, kế sữa, lá bạc hài, hoa cúc Đức, caraway, celandine, bạch chỉ, chanh, dùng 3 lần mỗi ngày trong 4 tuần.

Liều dùng thông thường để phục hồi sau giải phẫu

Bạn dùng thuốc Sualin có chứa 97 mg cam thảo 30 phút trước khi được gây tê. Bác sĩ sẽ cho bạn dùng 30 ml chất lỏng chứa 0.5g cam thảo trong ít nhất 1 phút trước 5 phút trước khi đặt ống thở.

Liều dùng thông thường đối với ngứa và viêm da (chàm)

Bạn dùng các sản phẩm gel có chứa 1% hoặc 2% rễ cam thảo 3 lần mỗi ngày trong 2 tuần.

Liều dùng của cam thảo có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng có thể dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Để sử dụng cam thảo đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp nhất nhé.

Cách dùng cam thảo trị ho

Để chữa ho, theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng trà cam thảo. Bởi chúng có thành phần kháng khuẩn cao, giúp long đờm, giảm dịch nhầy trong đường hô hấp. Có tác dụng giải co thắt cơ trơn nên khống chế cơn ho và làm dịu ấm cổ họng nhanh chóng.

Để dùng cam thảo trị ho, bạn lấy cam thảo nghiền thành bột từ 4 – 20 gram pha với nước ấm hoặc làm nước chanh pha vào uống. Hoặc bạn lấy 50 gram cam thảo phiến thêm 50 gram trà bất kỳ pha cùng 2 lít nước sôi 90 độ trở lên và dùng như trà bình thường. Đơn giản nhất, bạn lấy vài lát cam thảo cho vào cốc nước nóng và nhâm nhi. Uống nhiều lần trong ngày cũng giúp giảm các cơn ho nhanh chóng.

Cam thảo trị ho rất tốt nhưng bạn không nên lạm dụng. Không nên tùy tiện áp dụng cách trị ho này mà bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng dùng cam thảo phù hợp nhất nhé.

Xem thêm: Công dụng và cách dùng cây mật gấu đối với sức khỏe

Cam thảo kỵ gì?

Để việc sử dụng cam thảo trong điều trị bệnh được an toàn và hiệu quả nhất. Người bệnh cũng nên biết cam thảo kỵ gì để có thể tránh và không làm giảm tác dụng của loại thảo dược này.

Khi dùng cam thảo, người bệnh cần lưu ý:

  • Kiêng ăn cá.
  • Không dùng chung cam thảo với các vị thuốc đại kích, cam toai. Nguyên hoa hoặc nhóm thuốc corticosteroid, thuốc chứa Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid. Thuốc tránh thai bằng đường uống, thuốc cao huyết áp, một số thuốc chống trầm cảm.
  • Không dùng cam thảo khi dạ dày đầy hơi.

Cam thảo mua ở đâu?

Hiện nay, cam thảo được bán rộng rãi tại các nhà thuốc Đông dược, phòng khám Đông y, phòng chẩn trị y học cổ truyền… trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn nên chọn địa chỉ uy tín để mua sản phẩm. Tránh việc mua phải cam thảo kém chất lượng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh sử dụng.

Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến loài thảo dược cam thảo mà chúng tôi đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Cung cấp thêm cho bạn những kiến thức về cam thảo. Từ đó giúp bạn biết cách sử dụng cam thảo an toàn và hiệu quả nhất. Bảo vệ sức khỏe cho bạn và mọi người xung quanh. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!