Quá trình phát bệnh âm thầm nhưng hậu quả để lại hết sức nặng nề. Thoái hóa cột sống hiện đang là một bệnh nan y về xương khớp và rất phổ biến hiện nay. Hầu hết ai trong chúng ta cũng đều gặp phải trong các giai đoạn của cuộc đời, nhất là khi cao tuổi. Việc phát hiện sớm và điều trị tích cực chính là giải pháp giúp người bệnh nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Vậy rốt cuộc bệnh thoái hóa cột sống là gì? Đây là nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị bệnh như thế nào hiệu quả tốt nhất?… Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn về căn bệnh phổ biến này nhé!
Nội dung
Thoái hóa cột sống là bệnh gì?
Thoái hóa cột sống là một thuật ngữ y khoa bao gồm gai cột sống và thoái hóa đĩa đệm. Thông thường, thoái hóa cột sống được sử dụng để mô tả chứng viêm xương khớp của cột sống.
Thoái hóa cột sống là một loại bệnh về xương khớp rất phổ biến và thường xảy ra với những người trong độ tuổi từ 35 trở lên. Bệnh này gây đau nhức, viêm khớp, mọc gai nơi những đốt sống, làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Những vị trí thường hay bị thoái hóa gồm có: vùng lưng, cổ và vùng thắt lưng. Trong đó, thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa cột sống cổ là tình trạng phổ biến nhất.
1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?
Thoái hóa cột sống cổ là một trong những tên gọi của tình trạng bệnh lý thoái hóa hệ thống xương cột sống. Do nhiều nguyên nhân khác nhau trong công việc, lao động, hoạt động, tuổi tác. Đây là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện thân đốt, đĩa liên đốt tới các màng. Dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống gây đau vùng cổ, nhất là khi vận động vùng cổ.
Thoái hóa đốt sống cổ không chỉ xảy ra ở những người già. Mà ngay cả những người trẻ thường làm việc văn phòng, ít vận động hoặc phải cúi nhiều. Dấu hiệu điển hình của bệnh đó là cổ cứng nhắc khó xoay chuyển kèm với dấu hiệu đau, đau cổ sau đó lan xuống vai, đau ở các khớp cổ và vai,…
2. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh mạn tính về xương khớp. Bệnh tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống thắt lưng. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống. Phối hợp với những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa cột sống
Theo nghiên cứu thì có nhiều yếu tố tác động đến bệnh này nhưng phổ biến là một số nguyên nhân sau:
- Ăn uống không đủ chất: Căn bệnh này xảy ra khi hàm lượng canxi trong cơ thể quá thấp. Chất glucosamine là một chất cần thiết cho bệnh này để sản sinh sụn khớp và bôi trơn đốt.
- Chấn thương, di thương do tai nạn xảy ra: Có thể những sự va chạm đều có thể dẫn tới bệnh này. Hoặc lao động quá sức để làm cột sống hoạt động, làm việc quá nhiều.
- Do bản thân đã bị thoái hóa: Đó là một quy luật tự nhiên của tuổi già. Càng về già thì sức khỏe, các đốt cột sống có nguy cơ dễ dàng bị lão hóa.
- Do di truyền: Những tổn thương ngay từ bé có thể khiến trẻ đã bị gù hoặc cột sống bị vẹo. Gây ra những thay đổi trực tiếp tới cột sống bị chèn ép.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống
Tiêu biểu cho triệu chứng của căn bệnh này là các cơn đau dữ dội, âm ỉ kéo dài lâu không ngớt ở cột sống lưng. Ngoài ra bạn còn thấy được các triệu chứng khác như sau:
- Cơn đau có xu thế lan rộng sang các vùng xung quanh mà đau nhất ở hông và chân
- Người mắc bệnh thoái hóa thường gặp khó khăn trong quá trình vận động, cúi người
- Những cơn đau của bệnh thường kéo dài thành nhiều đợt, không liên tục
- Đau ở các đốt sống lưng kéo dài từ 1 tháng rưỡi – 2 tháng
- Người bệnh sẽ cảm nhận được sự mất dần, yếu đi của các đường cong tự nhiên của cột sống
- Đau lưng sẽ chạy dọc theo xương sườn và đau thắt lại ở lưng
- Khi di chuyển, chạy nhảy đều gặp khó khăn
- Đôi khi để quá lâu sẽ khiến cơn đau quá lớn gây tới sự bại liệt chân tay của người bệnh
1. Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Khi bị thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh thường xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết. Sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp. Kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống.
Hiện nay, bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị tại bệnh viên như: dùng thuốc, thủy châm, châm cứu, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu,…
2. Thoái hóa cột sống lưng có chữa được không?
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ trở nên nguy hiểm với những biến chứng trầm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Chứng bệnh này có thể chữa khỏi nếu như người bệnh tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị của bác sĩ. Và tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, phục hồi chức năng thoái hóa cột sống thắt lưng.
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: biến dạng cột sống khiến cho người bệnh khó khăn trong vận động, tủy sống bị tổn thương do chèn ép.
3. Thoái hóa cột sống nên uống thuốc gì?
Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống. Thuốc chống viêm giảm đau không steroid có thể được bác sĩ kê đơn như: diclofenac, meloxicam, piroxicam… Kết hợp với thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal, thuốc giảm đau đơn thuần paracetamol… dùng ngắn ngày, trong đợt cấp khi bệnh nhân đau nhiều.
Các thuốc điều trị thoái hóa cột sống thường có tác dụng chậm. Ít ảnh hưởng đến dạ dày như glucosamin, chondroitin, diacerin… có thể dùng kéo dài. Nếu không đỡ có thể tiêm corticoid loại nhũ dịch tại các khớp liên mấu sau hoặc tiêm ngoài màng cứng. Nhưng cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp trong điều kiện vô khuẩn tuyệt đối với liệu trình thích hợp, tránh lạm dụng.
Để giúp cho việc điều trị thoái hóa cột sống được an toàn và hiệu quả. Tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể và bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp cũng như các loại thuốc điều trị tốt nhất.
Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Xương đốt sống của người bị thoái hóa, cột sống sẽ xốp hơn so với bình thường nên dễ bị xẹp đốt sống và sự xẹp này sẽ đè nén lên các dây thần kinh vốn hiện diện rất nhiều giữa các đốt sống và gây ra tình trạng đau. Xương sống cũng được hỗ trợ nhiều bởi các cơ quanh cột sống và sự phát triển tốt của hệ cơ này cũng góp phần giúp nâng đỡ cột sống tránh những chấn thương do va chạm hoặc do tư thế.
Do đó, những người bị thoái hóa cột sống nên bổ sung một số loại thực phẩm vào thực đơn hàng ngày của mình như: đậu nành; các loại thịt lợn, bò, gia cầm; trái cây, rau củ quả; nấm và mộc nhĩ; bổ sung thêm vitamin D.
Thoái hóa cột sống không nên ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm nên ăn, người bị thoái hóa cột sống cũng nên kiêng một số loại thực phẩm để làm giảm các cơn đau và giúp cho quá trình điều trị nhanh hơn, hiệu quả hơn.
Cụ thể, những người bị thoái hóa cột sống không nên ăn:
- Thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cay nóng
- Các loại đồ uống có cồn
- Các chất kích thích
- Thực phẩm giàu chất đạm
Ngoài chế độ ăn uống, người mắc bệnh thoái hóa cột sống cũng cần có một chế độ nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý. Tốt nhất, bệnh nhân nên bắt đầu với bài tập cơ bản và tập trung vào tăng sức bền. Bạn có thể tự tập tại nhà, đến các trung tâm yoga hoặc thể hình để được hướng dẫn các động tác chuẩn xác và nâng cao dần lên. Trong trường hợp các cơn đau nhức ngày càng nghiêm trọng hoặc gặp chấn thương trong tập luyện. Bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp để được tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Cách chữa trị căn bệnh thoái hóa cột sống
1. Chữa bệnh bằng Tây Y
Khi sử dụng phương pháp chữa bệnh này thì thường sử dụng các loại thuốc Tây và phẫu thuật để làm giảm đi cơn đau.
- Thuốc giảm đau như: Paracetamol
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm
- Thuốc tiêm màng cứng: Hydrocortison acetat
Ngoài ra nếu bệnh quá nặng thì bạn nên phẫu thuật cột sống bằng cách mổ nội soi, tia laser hay trực tiếp mở phanh.
2. Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng Đông Y
Chữa bệnh này bằng Đông Y thường sử dụng hai phương pháp đó là vật lý trị liệu và các bài thuốc nam.
Trước hết là vật lý trị liệu. Đối với phương pháp này thì thường sử dụng những liệu trình như châm cứu, massage. Hay dòng nhiệt điều trị ngâm bùn hoặc sử dụng trực tiếp tia hồng ngoại.
Còn đối với các bài thuốc nam. Những cây thảo dược tự nhiên có thể chữa bệnh này đó là ngải cứu, xương rồng và lá lốt.
- Lá lốt: Lá được rửa sạch và vò nát pha với đường đỏ để uống. Còn bã lá lốt thì dùng để đắp lên vùng xương cột sống bị đau.
- Lá ngải cứu: Ngải cứu thường được chế biến trong các món như trứng vịt lộn, hầm chim, hầm gà… Nhưng đối với bệnh thoái hóa cột sống thì ngải cứu cũng được giã ra và đắp lên vùng xương bị đau.
- Tía tô: Tía tô thì được chế biến nhiều hơn so với 2 loại nguyên liệu kia. Bạn có thể nấu thành món hoặc lấy lá tía tô làm nước uống trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn.
Lưu ý: Những người bị thoái hóa cột sống ở giai đoạn đầu thường lấy tía tô pha với mật ong. Rồi nặn thành các viên thuốc với kích thước khá nhỏ. Sau đó uống ngày từ 2 – 3 lần đều đặn trong khoảng thời gian từ 1 – 2 tuần để thấy được sự khác biệt trong cải thiện tình trạng bệnh.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến thoái hóa cột sống – một chứng bệnh mà nhiều người đang gặp phải. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ cung cấp thêm cho bạn đọc kiến thức về y tế. Giúp bạn hiểu rõ hơn về thoái hóa cột sống để biết cách điều trị hiệu quả nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!