Trên thực tế, rất nhiều mẹ cảm thấy bỡ ngỡ với việc cho con ăn dặm. Đặc biệt là đối với các mẹ mới sinh con lần đầu tiên. Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp tổng hợp thực đơn ăn dặm cho bé một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng. Và kích thích hệ tiêu hóa của bé hoạt động một cách trơn tru.
Và để giúp các mẹ có một phương pháp chăm con tốt nhất. Giúp bé luôn khỏe mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé qua các giai đoạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bạn đang xem: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé theo từng giai đoạn
Khi nào nên cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Theo lý thuyết thì bé sẽ ăn dặm khi đã đủ 5 tháng tuổi. Tuy nhiên, trên thực tế, các mẹ nên bắt đầu cho con ăm dặm khi con đã có những biểu hiện như: thèm ăn, đòi thức ăn khi thấy người lớn ăn, biết cách ngậm thìa tương đối…
Mặc dù vậy nhưng cũng có nhiều bé vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn dặm. Do đó, mẹ sẽ phải là người hiểu tâm lý của con và đáp ứng nhu cầu ăn dặm của con đúng thời điểm và đúng cách.
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật
Khi áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ chỉ cần nhớ những nguyên tắc lớn và tùy biến cho con mình.
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật thứ nhất đó là không nêm gia vị vào thức ăn cho đến khi bé khoảng 9 tháng tuổi. Bởi thận của trẻ nhỏ còn non nớt, những loại gia vị khi nêm vào sẽ khiến cho thận, gan của bé bị quá tải.
Nguyên tắc ăn dặm kiểu Nhật thứ hai đó là không tùy tiện trộn chung các món ăn của con. Bởi cũng giống như nguyên tắc 1, việc làm này sẽ làm con mất cảm giác về hương vị tự nhiên. Do đó, các mẹ nên nấu riêng. Bảo quản thức ăn trong một khay đồ ăn có ngăn riêng, chia ra từng món. Nếu món nào con không thích hoặc con bị dị ứng. Mẹ phải theo dõi và xác định rõ ràng, ghi nhớ cho lần nấu ăn sau.
Xem thêm : Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Cách xử lý như thế nào?
Xem thêm: Cách xử lý khi bị tắc tia sữa an toàn và hiệu quả nhất
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng
Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình ăn dặm của con nên mẹ cần lưu ý khi chọn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho con 5 tháng tuổi.
Trong tháng đầu tiên cho con ăn dặm kiểu Nhật, mẹ hãy lên khung giờ và có chế độ cũng như số lượng vừa phải để bé tập quen dần. Ngoài đồ ăn dặm, mẹ vẫn luôn phải duy trì cho bé dùng sữa mẹ hoặc sữa công thức thường xuyên nhé.
- Tuần đầu tiên: Mẹ cho bé ăn cháo trắng với số lượng khoảng 5 – 10ml.
- Tuần thứ 2: Mẹ cho bé ăn cháo trắng (15 – 25 ml), bổ sung thêm cà rốt (5ml), bí đỏ (5ml) và cà chua (5ml) vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
- Tuần thứ 3: Khi bé đã quen với đồ ăn mới, mẹ có thể tăng số lượng cho con ăn mỗi ngày. Cháo trắng (30 – 40ml) kết hợp với các loại rau củ như rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml). Tổng số lượng mà bé sẽ dung nạp mỗi ngày là khoảng 40 – 50ml.
- Tuần thứ 4: Mẹ vẫn duy trì thực đơn và số lượng cho bé như ở tuần thứ 3 nhé.
Mẹ nên lưu ý, thức ăn cho trẻ phải được nghiền nhuyễn, mịn để trẻ dễ ăn. Hơn nữa, bắt đầu cho trẻ ăn mẹ chỉ nên cho ăn với số lượng nhỏ. Thậm chí là ít hơn một muỗng cà phê. Thời gian cho trẻ ăn, mẹ nên cho ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ. Đến khi bé 6 tháng tuổi thì ăn thêm 1 bữa trước 7 giờ tối.
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Mẹ nên cho bé ăn vào bữa sáng lúc 10 giờ và thêm 1 bữa trước 7 giờ tối nữa nhé.
Trong giai đoạn này, mẹ vẫn duy trì cho bé ăn cháo trắng và có thể cho bé tập ăn thêm với sữa chua nguyên chất, đậu phụ và trứng 2/3 lòng đỏ. Cụ thể như sau:
- Tuần 1: Cháo trắng (30 – 40ml), rau ngót (10ml), đậu phụ (5g), bắp cải (10ml), rau cải (10ml). Bước sang giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thêm sữa chua nguyên chất không đường
- Tuần 2: Cháo trắng (15ml – 25ml), cà rốt (5ml), đậu phụ (5g), bí đỏ (5ml), trứng 2/3 lòng đỏ, cà chua (5ml), sữa chua nguyên chất không đường
- Tuần 3: Cháo trắng (30ml – 40ml), rau ngót (10ml), su hào (10ml), rau cải bó xôi (10ml), đậu phụ (5g), sữa chua nguyên chất không đường, trứng 2/3 lòng đỏ
- Tuần 4: Cháo trắng (30ml-40ml), rau ngót (10ml), sữa chua nguyên chất, rau ngót (10ml), trứng 2/3 lòng đỏ, bắp cải (10ml), rau cải (10ml), đậu phụ (5g)
Mẹ nên nghiền nhuyễn thức ăn và đa dạng hóa các nguyên liệu chế biến để từ đó nhận biết được khẩu vị của con nhé. Bên cạnh đó, đối với những bé nhạy cảm, nếu bé không chịu ăn, mẹ không nên ép bé ăn. Hãy cho bé ngừng ăn khoảng 2 – 3 ngày rồi chế biến thức ăn trơn hơn thử lại cho bé nhé.
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 8 tháng
Trong giai đoạn này, có thể mẹ sẽ cảm thấy khá sốt ruột khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Bởi giai đoạn này bé sẽ tăng cân chậm hơn so với bé khác ăn dặm theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng quá lo lắng. Chỉ cần mẹ đảm bảo cho bé ăn uống ngon miệng và đủ chất thì bé vẫn sẽ phát triển hoàn toàn bình thường.
Thời gian cho bé ăn dặm vẫn là sáng, chiều và xen kẽ các bữa bú. Một số món ăn dặm mà mẹ có thể tham khảo như: cháo nấu thêm với trứng, thịt, đậu hoặc rau xay nhuyễn. Các loại rau, củ thì mẹ nên luộc chín rồi xay nhuyễn cho bé ăn nhé.
Ngoài ra, các loại trái cây cho bé tráng miệng, thay vì nạo nhuyễn. Mẹ nên cắt thành dạng dài để tập cho bé cầm, tự cắn ăn. Việc này sẽ giúp bé dần biết cách tự điều chỉnh miếng cắn trái cây như thế nào để có thể nhai và nuốt được dễ dàng.
Xem thêm: Em bé thở khò khè: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 tháng
Giai đoạn này, khẩu phần ăn của bé bắt đầu có những chuyển biến từ lỏng sang đặc hơn. Mẹ nên nhớ rằng, yếu tố quan trọng của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Đó là giúp bé có niềm vui ăn uống. Mẹ cần phải giúp bé cảm thấy ăn ngon miệng chứ không phải cố ép hay “vỗ béo” bé.
Mỗi bữa ăn cho bé 9 tháng tuổi, mẹ nên cố gắng đáp ứng đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng chính đó là:
- Chất bột đường: bột, gạo, bún, mì, nui, bánh phở,…
- Chất béo: dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phomai,…
- Chất đạm: thịt, cá, tôm, cua, lươn, ếch, trứng, đậu hũ,…
- Rau và trái cây:
Giai đoạn này, mẹ nên nấu thức ăn đặc hơn và thô hơn để giúp bé tập thói quen, kỹ năng nhai và nuốt thành thạo. Một số bữa đầu có thể bé sẽ nhả ra, nhưng mẹ đừng nản. Bản năng đói sẽ thúc đẩy bé phải tập dần làm quen. Tuy nhiên, mẹ nên tăng dần mức độ đặc và thô, không nên làm thức ăn thô ngay từ ban đầu.
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 10 tháng
Đối với bé 10 tháng tuổi, mẹ cần duy trì 3 bữa ăn chính (ăn bột hoặc cơm nhão). 2 bữa ăn phụ (trái cây) và bú sữa mẹ. Mẹ tránh để tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa chất, mẹ cho bé ăn như sau:
- Bữa ăn dặm chính là 3 – 4 bữa/ngày, thành phần phải đảm bảo đủ cả 4 nhóm chất dinh dưỡng: bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mỗi bữa ăn chính của bé cần số lượng thành phần cơ bản như: 20 – 30g bột, 30 – 40g chất đạm, 10 – 20g rau xanh và 10g dầu ăn
- Bữa ăn phụ là 2 – 3 bữa/ngày, mẹ có thể thay đổi bằng sữa, sữa chua, súp, bún, phở, bánh ngọt,…
- Xen kẽ thực đơn chính và phụ cho bé là 1 – 2 bữa hoa quả hoặc nước hoa quả/ngày
Như vậy, trên đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé theo từng giai đoạn mà các mẹ có thể tham khảo. Trong quá trình cho bé ăn dặm, dù ăn theo phương pháp hay thực đơn nào, mẹ nên chú ý đến tâm lý của bé. Hãy luôn tạo cho bé tâm lý thoải mái nhất khi ăn, cho bé được chọn lựa món ăn mà bé thích. Tránh ép bé ăn khiến cho bé thấy sợ ăn. Nếu thực hiện được như vậy, mẹ sẽ tạo được cho bé thói quen ăn uống tốt và lành mạnh về sau.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!
Nguồn: https://bacsicare.com
Danh mục: Sau sinh