Thực đơn cho bà bầu các giai đoạn của thai kỳ giúp bé phát triển toàn diện

Việc lựa chọn thực đơn cho bà bầu quả thực không hề dễ dàng. Phải được chuẩn bị kỹ càng qua từng giai đoạn mang thai. Những món ăn cho mẹ bầu phải đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé. Vừa phải hợp khẩu vị của mẹ trong từng giai đoạn thai kỳ.

Thực đơn cho bà bầu luôn là vấn đề khiến nhiều người phải đau đầu. Ngoài việc phải tránh những thực phẩm gây hại cho thai nhi. Thì mẹ còn băn khoăn nên ăn gì để bé yêu của mình có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí não. Nếu mẹ bầu chưa xây dựng được thực đơn cho mình, hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nguyên tắc ăn uống cho mẹ bầu

Xây dựng thực đơn kết hợp với việc tuân theo các nguyên tắc ăn uống dưới đây. Sẽ giúp mẹ bầu không tăng cân nhiều mà bé yêu còn luôn khỏe mạnh, phát triển tốt.

Nguyên tắc như sau:

  • Chia nhỏ các bữa ăn.
  • Ăn nhiều rau xanh..
  • Ăn đa dạng các loại thực phẩm
  • Ăn chậm, nhai kỹ.
  • Uống đủ nước, tránh nước ngọt, bia rượu.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2

Hầu hết bà bầu trong tháng thứ 2 của thai kỳ sẽ gặp phải tình trạng ốm nghén. Và có thể gặp khó khăn khi ăn uống. Tuy nhiên, không vì thế mà các mẹ bỏ bữa nhé. Hãy kiên trì tạo thói quen ăn uống khoa học bởi thời kỳ này thai nhi đang trên đà hình thành và phát triển.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2 cần chứa nhiều các chất như: vitamin B9, sắt, Canxi, Muối I – ốt. Một thực đơn cho bà bầu tháng thứ 2 hợp lý có thể áp dụng ăn thêm khoảng ½ chén cơm. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể thay thế bằng các món như bún, phở, hủ tiếu… để bổ sung tinh bột cho mỗi bữa ăn.

Ngoài bữa ăn chính, mẹ bầu tháng thứ 2 cũng nên thêm 1 – 2 bữa phụ với các loại bánh, trái cây, sữa chua,… để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 3

Nếu mẹ bầu vẫn đang phải chống chọi với những cơn ốm nghén. Thì may mắn, đây sẽ là những tuần cuối rồi. Trong tháng thứ 3 này, mẹ cần chú ý bổ sung những thực phẩm trong thực đơn để giúp giảm chứng ốm nghén. Và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho em bé phát triển.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 3 nên chú trọng vào các loại vitamin (B9, B6, D,…), chứa nhiều thịt (thịt gà, thịt bò, cá,…) và nhiều loại sữa khác nhau (sữa bột, sữa dành riêng cho bà bầu, sữa chua,…).

Bên cạnh đó, mẹ bầu tháng thứ 3 cũng nên lưu ý không ăn quá nhiều đồ cay nóng. Không ăn một số hải sản (cua, rong biển, ba ba,…), không ăn thức ăn lạnh, không ăn mộc nhĩ đen, sơn trà, ý dĩ nhân,…

Xem thêm: Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để thai kỳ khỏe mạnh?

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4

Bước vào tháng thứ 4 là mẹ đã chính thức bước sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Trong tháng này, mẹ cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu chất xơ, giàu chất béo. Sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, bổ sung trái cây tươi, nhóm thực phẩm giàu chất sắt.

Đồng thời, trong tháng thứ 4, mẹ bầu không nên ăn phô mát mềm. Nhóm thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao, thức ăn nhanh,…

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5

Thai nhi ở tháng thứ 5 cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện nhất. Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 chủ yếu từ thịt, cá. Trứng và các chế phẩm từ đậu, rau có màu xanh, vàng, gan động vật,…

Trong tháng thứ 5, mẹ bầu nên uống nhiều sữa và nước, ăn các thực phẩm giàu protein (thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, các loại hạt, ngũ cốc, đậu,…). Các thực phẩm giàu chất xơ, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, ngũ cốc.

Đồng thời, mẹ nên chú ý không nên uống rượu bia, các chất kích thích và đồ uống có ga. Không ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo và đường béo. Không ăn các thức ăn quá mặn, không ăn thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng,…

Xem thêm: Nước ối và những lưu ý quan trọng mẹ bầu cần biết

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 6

Đến tháng thứ 6, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn trong giai đoạn này. Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm bổ sung protein, các loại rau xanh, trái cây tươi. Sữa và các sản phẩm từ sữa, uống nhiều nước.

Tuy nhiên, trong tháng thứ 6 này, mẹ cũng không nên ăn các loại hải sản có hàm lượng thủy ngân cao. Không ăn thịt tái, sống, không ăn phô mát mềm các loại thực phẩm cay nóng. Đặc biệt, café, rượu bia và thuốc lá mẹ bầu cũng cần nói “không” trong quá trình mang thai nhé.

Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Trung bình mỗi ngày chỉ cần nạp trung bình 2550 calo. Lượng calo này sẽ giúp mẹ tăng khoảng 6 – 7 kg trong 3 tháng cuối.

Mẹ nên chia nhỏ thành 5 – 6 bữa ăn trong ngày. Mỗi bữa chỉ ăn vừa phải và tuyệt đối không được bỏ bữa hay ăn kiêng. Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối không thể thiếu các chất dinh dưỡng bao gồm chất đạm, chất béo, chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất.

Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế các món chiên, xào, đồ ngọt. Đồ cay vì chúng dễ gây ra tình trạng khó tiêu. Đầy bụng khi mang thai hay tăng cân nhanh, béo phì ở các mẹ bầu. Đồng thời, khi chế biến thức ăn, mẹ nên giảm bớt lượng muối. Vì trong những tháng cuối, mẹ thường bị sưng phù chân khi mang thai. Nếu mẹ ăn mặn sẽ càng khiến cho tình trạng sưng phù trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, các đồ tái sống, đồ ăn sẵn,… mẹ bầu cũng nên tránh xa để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.

Xem thêm: Những dấu hiệu sắp sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu nên biết

Thực đơn cho bà bầu béo phì

Nếu mẹ bầu thuộc nhóm người béo phì, mẹ không nên giảm cân. Lời khuyên duy nhất dành cho mẹ bầu lúc này là cần cân bằng giữa ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.

Thực đơn cho bà bầu béo phì nên chú trọng đến những thức ăn giàu vitamin và khoáng chất như hoa quả, rau củ, ngũ cốc, thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần cung cấp đủ axit folic và sắt cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.

Lượng calo cho một mẹ bầu béo phì nạp vào cơ thể không được vượt quá 2000 calo/ngày. Không nên ăn các thực phẩm giàu chất béo. Những đồ uống hay thức ăn chứa đường và café, không uống rượu bia, đồ uống có cồn, không hút thuốc.

Mẹ bầu béo phì cũng nên hạn chế tối đa quà vặt chứa nhiều đường, mỡ  như khoai tây chiên, snack… Nên sử dụng đường ăn kiêng thay cho đường ăn thông thường.

Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu béo phì cũng nên kiểm soát cân nặng. Bằng việc kết hợp với vận động thường xuyên để đốt cháy lượng calo trong cơ thể. Đặc biệt quan trọng, mẹ bầu béo phì cần thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn về chế độ ăn uống một cách hợp lý nhất.

Như vậy, trên đây là những thông tin về thực đơn cho bà bầu trong các giai đoạn của thai kỳ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Đặc biệt là các bà mẹ đang mang thai, giúp mẹ có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý cho bé yêu phát triển toàn diện. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

5/5 - (1 bình chọn)