Sử dụng thuốc Axit Glutamic để cải thiện tình trạng mất ngủ, suy nhược cơ thể. Ngoài tác dụng trên, thuốc Axit Glutamic còn được dùng để điều trị bệnh gì? Liệu Axit Glutamic có thật sự có hiệu quả? Cần lưu ý những gì khi sử dụng thuốc Axit Glutamic ?
Nội dung
Thuốc Axit Glutamic chữa bệnh gì?
- Tên hoạt chất: axit glutamic
- Phân nhóm: thuốc hướng thần kinh & thuốc bổ thần kinh
- Tên hoạt chất: Axit glutamic
- Thương hiệu: axit-glutamic và Axit glutamic.
Thuốc Axit Glutamic được bán với tên axit-glutamic hoặc Axit Glutamic. Thuộc nhóm hướng thần kinh, bổ thần kinh. Axit Glutamic là một trong 20 axit amin cần thiết cho cơ thể. Giúp hỗ trợ và phát triển não bộ. Điều trị các vấn đề của cơ thể do thiếu Axit Glutamic như mất ngủ, chóng mặt. Choáng váng, ù tai, co giật ở trẻ nhỏ thuộc pyridoxin, thiếu máu nguyên bào di sắt, thiếu pyridoxin ở người lớn,…
Còn có thể dùng thuốc cho các vấn đề suy nhược thần kinh, thể lực,… cho những người làm việc quá sức hoặc bệnh nhân đang điều trị bệnh.
Các dạng thuốc Axit Glutamic
Thuốc Axit Glutamic được bán với hai dạng:
- Dạng viên nén
- Dạng viên nang.
Liều dùng phù hợp – cách dùng thuốc
Hiện chưa có các nghiên cứu xác định liệu thuốc Axit Glutamic có thật sự thích hợp với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú hay không? Hãy sử dụng khi thật sự cần thiết cho cơ thể hoặc khi có được xác nhận từ các chuyên gia về độ an toàn của thuốc trong giai đoạn này.
Nếu sử dụng thuốc, khuyến khích nên dùng Axit Glutamic từ 5mg – 10mg/ ngày. Nếu quên uống một liều thì sau đó bạn hãy bổ sung lại liều thiếu. Không uống tăng liều lên gấp đôi để bù cho lần thiếu trước. Mà hãy uống riêng vào một lần khác. Nhưng cần đảm bảo là thời gian giữa 2 lần không quá gần nhau.
- Đối với người lớn: Uống với liều lượng 1 ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên, trước ăn.
- Đối với trẻ em: Uống 1 ngày 3 lần, mỗi lần nửa viên, trước ăn.
Liều dùng mang tính chất tham khảo, để đảm bảo phù hợp với cơ thể và sức khỏe bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bệnh nhân liều dùng phù hợp tùy thuộc vào sức khỏe, cơ thể, các bệnh đang điều trị (nếu có), và khả năng đáp ứng của người bệnh.
Chống chỉ định của thuốc.
Thuốc Axit Glutamic có một số điều chống chỉ định sau đây mà người uống cần lưu ý:
- Bệnh nhẫn bị mẫn cảm với Pyridoxin và các thành phần có trong thuốc.
- Bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng, béo phì
- Thận hư, chức năng gan hoặc thận bị suy yếu
- Người có bạch cầu đang suy giảm, bệnh nhân thiếu máu.
- Không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 4 tuổi.
Bảo quản đúng cách
Bảo quản thuốc Axit Glutamic trong bao bì, để thuốc ở nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao, ánh nắng mặt trời. Không cho thuốc vào ngăn đá, tủ lạnh để tránh ảnh hưởng đến thành phần và tác dụng của thuốc nhằm đem lại tác dụng cao nhất.
Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ nhỏ, các vật nuôi trong nhà. Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng, xử lý thuốc hết hạn sử dụng cần vứt ở đúng nơi quy định.
Đọc thêm hướng dẫn bảo quản có in trên bao bì thuốc Axit Glutamic.
Xử lý tình trạng quá liều khi sử dụng
Tuy là thuốc bổ thần kinh, nhưng việc sử dụng thuốc quá nhiều dẫn đến tình trạng quá liều. Việc uống Axit Glutamic từ 1g – 2g/ngày có thể gây hại cho thần kinh của bạn. Dùng thuốc với liều cao và kéo dài quá mức quy định có thể dẫn đến tình trạng: nhức đầu, chóng mặt, các vấn đề về thần kinh…
Khi gặp tình trạng quá liều phải lập tức gọi cho trung tâm ý tế gần nhất để được giúp đỡ kịp thời. Và báo lại với y – bác sĩ về thời gian liều lượng dùng thuốc của bạn.
Các lưu ý với thuốc Axit Glutamic
Nếu bạn dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ, cần báo với bác sĩ việc bạn bị dị ứng với những thành phần nào. Tuyệt đối không tự ý tăng liều dùng, giảm liều dùng hoặc ngừng uống thuốc nếu chưa có sự đồng ý từ bác sĩ điều trị.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng.
Có thể gặp các tác dụng phụ gì trong khi uống thuốc?
Khi dùng thuốc với liều lượng quá cao hoặc trong thời gian dài (liều 300mg/ngày, sử dụng từ 3 tháng) có thể gặp phải một số tác dụng phụ nặng hoặc nhẹ sau: ngứa, bệnh thần kinh ngoại vi năng, tăng huyết áp trên da, đau bụng dai dẳng, tiêu chảy nhẹ, buồn nôn, tê chân tay,…
Tuy nhiên, các triệu chứng trên sẽ giảm sau khi ngừng dùng thuốc, nhưng các hiện tượng trên sẽ không giảm ngay đi trong thời gian ngắn, và có thể để lại một vài di chứng. Vì vậy, cần lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh các tác dụng phụ cũng như để thuốc có thể phát huy hiệu quả ở mức tốt nhất.