Levofloxacin: Tác dụng và liều dùng thuốc an toàn, hiệu quả

Levofloxacin là loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong những trường hợp do vi khuẩn xâm nhập qua đường tiêu hóa. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của loại thuốc này cũng như cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả cao. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Levofloxacin là thuốc gì?

Levofloxacin là một fluoroquinolon kháng khuẩn tổng hợp, dùng đường uống và đường tĩnh mạch. Làm ngừng sự nhân lên của vi khuẩn bằng cách ngăn cản sản sinh và có khả năng ngăn chặn chất di truyền AND của vi khuẩn.

Thuốc Levofloxacin có thể dùng để điều trị một loạt các chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nhưng thuốc này không hiệu quả cho chứng nhiễm virus (như cảm lạnh thông thường, cúm…). Việc sử dụng thuốc khi không cần thiết hoặc lạm dụng kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.

Thuốc Levofloxacin có tác dụng gì?

Levofloxacin thuộc nhóm thuốc kháng sinh quinolone. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thuốc sẽ không hiệu quả cho chứng nhiễm virus và được sử dụng để điều trị một loạt các chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Chỉ định dùng thuốc Levofloxacin

Khi mắc bệnh nhiễm khuẩn do một số loại vi khuẩn nhạy cảm với Levofloxacin gây ra, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng thuốc kháng sinh Levofloxacin để điều trị, cụ thể:

  • Viêm xoang cấp
  • Viêm phổi mắc phải trong cộng đồng
  • Đợt kịch phát cấp của viêm phế quản mạn
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng
  • Tiêu chảy do nhiễm E.coli, lỵ trực trùng,…
  • Viêm thận, bể thận
  • Nhiễm khuẩn ở phần mềm và da
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Viêm tuyến vú
  • Viêm nhiễm phụ khoa

Chống chỉ định dùng thuốc Levofloxacin

  • Bệnh nhân bị thiếu hụt G6PD
  • Người bị mẫn cảm với Levofloxacin
  • Người bị dị ứng với bất cứ tá dược nào của thuốc
  • Bệnh nhân bị tâm thần, động kinh
  • Người có tiền sử về các chứng bệnh đau gân, đau cơ do sử dụng fluoroquinolone
  • Bệnh nhân là trẻ em dưới 18 tuổi

Ngoài ra, những trường hợp nên thận trọng khi sử dụng thuốc Levofloxacin như:

  • Người bệnh thường xuyên bị co giật, phải hết sức thận trọng khi dùng Levofloxacin
  • Bị tiêu chảy, dai dẳng hoặc có máu khi đi, trong và sau khi điều trị Levofloxacin
  • Nếu bệnh nhân bị viêm đại tràng giả mạc, phải ngưng dùng Levofloxacin vì rất có hại cho cơ thể
  • Viêm gan, hạn hữu được nhận thấy với quinolone
  • Người bệnh suy thận

Liều dùng của thuốc Levofloxacin

Liều dùng cho người lớn

Bị viêm phổi bệnh viện: Bạn dùng 750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 7 – 14 ngày.

Bị mắc bệnh viêm phổi: Bạn dùng 750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 5 ngày.

Bị mắc bệnh viêm xoang: Bạn dùng 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 10 – 14 ngày hoặc bạn dùng 750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 5 ngày.

Bị mắc bệnh viêm phế quản: Bạn dùng 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 7 ngày.

Bị mắc bệnh viêm da hoặc nhiễm trùng mô mềm:

  • Nhiễm trùng không biến chứng: Bạn dùng 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 7 – 10 ngày
  • Nhiễm trùng biến chứng: Bạn dùng 750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 7 – 14 ngày

Bị mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt: Bạn dùng 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 28 ngày.

Bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu:

Đối với trường hợp nhiễm trùng biến chứng:

  • Do vi khuẩn Enterococcus faecalis, Enterobacter cloacae, E coli, K pneumoniae, Proteus mirabilis hoặc Pseudomonas aeruginosa: Bạn dùng 250 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 10 ngày
  • Do khuẩn E coli, K pneumoniae hoặc P mirabilis: Bạn dùng 750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 5 ngày

Đối với trường hợp nhiễm trùng không có biến chứng: Bạn dùng 250 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 3 ngày.

Bị mắc bệnh viêm bể thận – cấp tính:

  • Do khuẩn Escherichia coli: Bạn dùng 250 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 10 ngày
  • Do khuẩn E coli (kể cả trường hợp có nhiễm khuẩn đồng thời): Bạn dùng 750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 5 ngày

Bị mắc bệnh viêm bàng quang: Bạn dùng 250 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 3 ngày.

Điều trị dự phòng Anthrax: Liều dự phòng sau phơi nhiễm với vi khuẩn Bacillus anthracis hô hấp là 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch dùng một lần một ngày trong vòng 60 ngày sau khi tiếp xúc.

Bị mắc bệnh dịch hạch:

  • Để điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng: Bạn dùng 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 10 – 14 ngày
  • Việc dùng thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị nghi ngờ hoặc đã xác định tiếp xúc với virus Yersinia pestis. Liều cao (750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày) có thể được sử dụng để điều trị các bệnh dịch hạch nếu có chỉ định lâm sàng

Dự phòng dịch hạch:

  • Để điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng: Bạn dùng 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 10-14 ngày
  • Việc dùng thuốc nên bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi bị nghi ngờ hoặc đã xác định tiếp xúc với virus Yersinia pestis. Liều cao (750 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày) có thể được sử dụng để điều trị các bệnh dịch hạch nếu có chỉ định lâm sàng

Bị mắc bệnh virus Bacillus anthracis: Liều cấp cứu điều trị phổ biến là 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch một lần một ngày trong 60 ngày.

Bị mắc bệnh lao hoạt động: Bạn dùng 500 – 1000 mg uống hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

Bị mắc bệnh viêm niệu đạo không phải do lậu cầu: Theo CDC, bạn dùng 500 mg uống một lần mỗi ngày trong 7 ngày.

Bị mắc bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia: Theo CDC, bạn dùng 500 mg uống một lần mỗi ngày trong 7 ngày.

Bị mắc bệnh viêm vùng xương chậu (PID): Đối với bệnh nhẹ đến nặng vừa, bạn dùng 500 mg uống mỗi ngày một lần trong 14 ngày.

Bị mắc bệnh viêm mào tinh hoàn – lây truyền qua đường tình dục: Theo CDC, bạn dùng 500 mg uống mỗi ngày một lần trong 10 ngày.

Liều dùng cho trẻ em

Dự phòng Anthrax hoặc điều trị bệnh dịch hạch:

Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với khuẩn đường hô hấp anthracis B hoặc điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng:

  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên và nhẹ hơn 50 kg: Bạn cho trẻ dùng 8 mg/kg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 60 ngày. Bạn không dùng vượt quá 250 mg mỗi liều cho trẻ
  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên và nặng 50 kg trở lên: Bạn cho trẻ dùng 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 60 ngày

Dự phòng dịch hạch:

Điều trị các bệnh dịch hạch (bao gồm cả viêm phổi và nhiễm trùng huyết bệnh dịch hạch) và điều trị dự phòng:

  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên và nhẹ hơn 50 kg: Bạn cho trẻ dùng 8 mg/kg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ trong 10 đến 14 ngày. Bạn không dùng vượt quá 250 mg mỗi liều cho trẻ
  • Trẻ 6 tháng tuổi trở lên và nặng 50 kg trở lên: Bạn cho trẻ dùng 500 mg uống hay tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ trong 10 đến 14 ngày

Thuốc Levofloxacin có dùng được cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú hay không?

Hiện nay, vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rõ rủi ro khi sử dụng thuốc Levofloxacin cho phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. Mặc dù vậy, trước khi có ý định dùng thuốc cho 2 đối tượng này, bạn hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn tốt nhất và đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé nhé.

Tác dụng phụ của thuốc Levofloxacin

Trong quá trình sử dụng thuốc, hãy đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu dị ứng như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.

Hãy ngừng sử dụng Levofloxacin và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị nếu thấy các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Đau ngực và chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh
  • Đau đột ngột, khớp kêu răng tắc, bầm tím, sưng, đau, cứng khớp hoặc mất khả năng cử động ở bất kỳ khớp xương nào
  • Bị tiêu chảy nước hoặc có máu
  • Mắc chứng nhầm lẫn, ảo giác, trầm cảm, run, hay suy nghĩ, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, gặp ác mộng, động kinh
  • Bệnh nhân thấy nhức đầu dữ dội, ù tai, buồn nôn, mắc các vấn đề về thị lực, đau phía sau mắt
  • Da tái nhợt, sốt, suy nhược, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
  • Đau bụng trên, ngứa, chán ăn, buồn nôn, nước tiểu đậm màu, phân đi ngoài màu đất sét, vàng da hoặc vàng mắt
  • Cảm giác tê, đau rát, ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu được
  • Xuất hiện các dấu hiệu phát ban da
  • Phản ứng da nghiêm trọng như sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, rát mắt, đau da, phát ban da đỏ hoặc tím lan rộng (nhất là ở mặt hoặc cơ thể phía trên) gây phồng rộp và bong tróc

Ngoài ra, người sử dụng thuốc Levofloxacin cũng có thể gặp phải các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn như:

  • Tiêu chảy nhẹ, táo bón, nôn mửa
  • Đau đầu nhẹ hoặc chóng mặt
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Cảm thấy ngứa âm đạo hoặc tiết dịch

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai dùng thuốc Levofloxacin cũng gặp phải các tác dụng phụ kể trên. Nó phụ thuộc vào cơ địa của từng người và có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc Levofloxacin này bạn nhé.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây về loại thuốc Levofloxacin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thuốc này cũng như biết cách dùng thuốc an toàn, hiệu quả. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

5/5 - (4 bình chọn)