Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Thậm chí có nhiều trường hợp bị tai biến nặng nề do ảnh hưởng của chế độ ăn uống. Cũng như lối sống sinh hoạt trong giai đoạn mang thai.
Vậy bệnh tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Chế độ ăn cho người bị tiểu đường thai kỳ như thế nào là hợp lý?… Mọi thắc mắc có liên quan đến tiểu đường thai kỳ sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung
- 1 Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
- 2 Biểu hiện tiểu đường thai kỳ
- 3 Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi?
- 4 Điều trị tiểu đường thai kỳ
- 5 Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
- 6 Tiểu đường thai kỳ sinh mổ
- 7 Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?
- 8 Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?
- 9 Tiểu đường thai kỳ có uống sữa bà bầu được không?
- 10 Tiểu đường thai kỳ có nên ăn khoai lang?
- 11 Tiểu đường thai kỳ có nên ăn na?
- 12 Tiểu đường thai kỳ có được ăn chuối không?
- 13 Tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô?
Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ (Gestational Diabetes) là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình người phụ nữ đang mang thai ở khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ. Bệnh do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin trong suốt quá trình thai kỳ. Giúp chuyển hóa thực phẩm ăn vào thành năng lượng. Nói cách khác, ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường của các tế bào trong cơ thể. Làm cho đường huyết tăng, gây bất lợi cho cả mẹ và con.
Khác với tiểu đường mãn tính, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong thời gian mang thai. Và có xu hưởng biến mất sau sinh. Tuy nhiên, cũng có số ít trường hợp tiểu đường thai kỳ phát triển thành tiểu đường tuýp 2. Hơn nữa, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên. Thì rất có khả năng sẽ bị lại chứng bệnh này trong những lần mang thai tiếp theo.
Xem thêm: Cách tính tuổi thai chính xác và cụ thể nhất dành cho mẹ bầu
Biểu hiện tiểu đường thai kỳ
Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ không có triệu chứng cụ thể và thường diễn ra âm thầm. Bà bầu chỉ biết mình có mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không khi đi khám thai định kỳ. Và các bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Tuy nhiên, một vài dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường thai kỳ mà các mẹ bầu có thể quan tâm như:
- Khát nước thường xuyên, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
- Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các mẹ bầu bình thường khác.
- Nếu chẳng may bị trầy xước, bị thương thì sẽ rất lâu lành.
- Vùng kín bị nhiễm nấm, dùng các loại kem hay thuốc trị nấm thông thường không hết.
- Sụt cân, mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.
Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi?
Có lẽ đây là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu khi mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ sẽ làm tăng tỷ lệ dị tật thai nhi. Sang chấn lúc sinh, đứa trẻ dễ bị rối loạn tăng trưởng. Trường hợp nặng hơn, thai có thể bị chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao, tỷ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2 – 5 lần.
Hơn nữa, bé sơ sinh cũng dễ bị suy hô hấp do phổi chậm trưởng thành. Khi có tình trạng tăng đề kháng với insulin; hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da nặng và hôn mê. Lớn lên dễ béo phì, tiểu đường, cao huyết áp.
Như vậy, tiểu đường thai kỳ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Do đó, việc kiểm soát tình trạng tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng nên chú ý.
Điều trị tiểu đường thai kỳ
Việc điều trị tiểu đường thai kỳ thường được áp dụng là duy trì các hoạt động thể chất. Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì cân nặng của mẹ bầu. Chứng bệnh này sẽ có xu hướng biến mất sau khi sinh. Nếu mẹ bầu có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.
Tiêm insulin là việc điều trị áp dụng khi không thể kiểm soát được lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn và vận động. Tiêm insulin có thể được sử dụng an toàn trong thời kỳ mang thai bởi nội tiết tố này không truyền qua nhau từ mẹ sang con.
Xem thêm: Dấu hiệu chuyển dạ sớm và chuẩn xác nhất mẹ bầu nên biết
Chế độ ăn cho người tiểu đường thai kỳ
Nếu mắc chứng tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý giúp kiểm soát cân nặng là rất quan trọng. Có một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Kết hợp với vận động hợp lý khi mang thai sẽ giúp kiểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ mà không phải dùng đến thuốc.
Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ nên duy trì thói quen ăn uống như: ăn sáng đầy đủ, tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột. Kiêng uống nước ép trái cây, ăn ít đồ tinh chế, ăn các loại thực phẩm chứa crôm, ăn thức ăn chứa ít chất béo.
Bên cạnh đó, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên ăn quá nhiều trong một bữa. Mà hãy chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ. Đặc biệt, mẹ bầu phải luôn giữ cân nặng không được tăng cao quá mức. Tăng quá nhiều cân một cách nhanh chóng (1kg trở lên/tuần) sẽ tạo ra thêm chất béo cho cơ thể và có thể gây ra hiệu ứng kháng insulin.
Ngoài ra, các bài tập vận động trong thai kỳ cũng giúp giảm cân khi mang thai để kiểm soát cân nặng hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu về các bài tập yoga cho bà bầu để có thể tự tập tại nhà.
Tiểu đường thai kỳ sinh mổ
Việc mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ có nguy cơ khiến thai to làm gia tăng khả năng phải sinh mổ bắt con. Thông thường, con của các thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sinh ra thường rất nặng cân, có bé trên 4kg.
Tuy nhiên, nếu chế độ ăn uống của mẹ bầu mắc chứng tiểu đường thai kỳ được kiểm soát tốt. Thai nhi phát triển bình thường thì sẽ không ảnh hưởng đến việc sinh đẻ. Thực tế là sinh mổ hay sinh thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố và bác sĩ có thể dự đoán được trong thai kỳ. Việc sinh mổ không hẳn là xấu vì trong một số trường hợp. Sinh mổ sẽ giúp an toàn hơn cho cả mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả gì?
Không phải tất cả các loại trái cây đều nhiều đường như nhau. Nếu mẹ bầu thèm ăn các loại trái cây có bị ngọt, hãy ăn ít hơn thông thường và ăn sau bữa chính, ăn ít hơn 1 lần/tuần. Mẹ nên ăn các loại trái cây ít đường, nhiều nước như bưởi, thanh long, táo… Tốt nhất là nên ăn trái cây tươi, ăn trái cây nguyên miếng không nên sấy khô hoặc ép trái cây.
Các loại trái cây ít đường nhất mà mẹ bầu có thể dùng chung trong các bữa ăn chính như là một món salad bao gồm: oliu, khế, dâu tây, dưa hấu, dưa lưới, bơ, chanh vàng, dâu tằm, đào, chanh.
Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu các giai đoạn của thai kỳ giúp bé phát triển toàn diện
Tiểu đường thai kỳ nên kiêng ăn gì?
Nếu bị tiểu đường thai kỳ, bạn nên kiêng các loại bánh ngọt, thức uống có ga, nước ép trái cây, trà sữa, nước cam, các loại chè,…
Tiểu đường thai kỳ có uống sữa bà bầu được không?
Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm của bạn xem nồng độ đường cao hay thấp. Mới có thể đưa ra lời khuyên hữu ích. Chẳng hạn như bạn vẫn có thể uống sữa bà bầu loại dành riêng cho bà bầu bị tiểu đường. Với hàm lượng carbonhydrat thấp và không chứa đường.
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn khoai lang?
Câu trả lời là có nếu bạn biết ăn khoai lang đúng cách. Việc này có tác dụng kiểm soát và ngăn ngừa lượng đường huyết rất tốt. Ví dụ như bạn nên ăn khoai lang nướng, ăn vào buổi tối,…
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn na?
Na là một loại trái cây đặc biệt tốt với bệnh nhân tiểu đường. Na giàu vitamin C, khi ăn có thể giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn cả thuốc điều trị. Đây là một cách rất đơn giản nhưng có thể mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân tiểu đường.
Tiểu đường thai kỳ có được ăn chuối không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ vẫn có thể ăn chuối. Tuy nhiên, mẹ bầu cần bổ sung vừa đủ lượng chuối trong khẩu phần ăn dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chọn chuối chỉ mới chớm chín. Không nên ăn chuối chung với các loại thực phẩm ngọt khác, thỉnh thoảng chỉ nên ăn khoảng 1 – 2 quả và ăn chuối cách xa bữa ăn chính.
Xem thêm: Nước ối và những lưu ý quan trọng mẹ bầu cần biết
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn ngô?
Ngô là một trong những loại thực phẩm nằm trong danh sách hạn chế ăn đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, đặc biệt là tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong quá trình mang thai, mẹ bầu hoàn toàn không được ăn ngô.
Các mẹ nên ăn ngô cùng với các loại thực phẩm có chứa protein khác. Hạn chế ăn một bắp ngô hoặc một nửa cốc hạt ngô trong bất kỳ bữa ăn nào.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến tiểu đường thai kỳ. Đến biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn uống hợp lý cho mẹ bầu bị mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các mẹ bầu. Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh!