Bệnh trào ngược dạ dày – triệu chứng và nguyên nhân?

5/5 - (2 bình chọn)

Trào ngược dạ dày là hiện tượng các chất dịch dạ dày (axit HCl, pepsin, có thể lẫn cả thức ăn) vượt qua lỗ tâm vị trào lên thực quản.

Làm thế nào để có thể khắc phục được căn bệnh này? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng đi tìm hiểu những triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày nhé!

Nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân gây trào ngược dạ dày. Có thể xảy ra do nếp sống sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý, không lành mạnh.

Bởi người bệnh trào ngược dạ dày ăn gì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng bệnh. Triệu chứng bệnh khi bệnh nhân ăn uống. Khi bệnh nhân ăn các thức ăn hàm lượng acid cao, ăn thức ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ… Sẽ gây tổn hại cho dạ dày, làm tăng hiện tượng trào ngược.

Ăn uống quá nhiều, sử dụng thực phẩm đầy hơi khó tiêu. (nước có ga, đồ ăn nhanh, đồ ăn cay, chocolate, trứng…) Cũng là nguyên nhân trào ngược dạ dày phổ biến. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt không hợp lý như ngủ muộn, ăn đêm thường xuyên. Sẽ tạo áp lực đến cơ thắt thực quản dưới.

Không chỉ vậy, một trong những nguyên nhân gây ra trào ngược dạ dày có thể là do dùng thuốc Tây như Holecystokinine, glucagon, aspirin, ibuprofen và các loại thuốc huyết áp… Hay việc căng thẳng kéo dài và quá ngưỡng chịu đựng. Khiến các dây thần kinh huy động cortisol.

Đối với trạng thái này, cortisol ức chế phản ứng bảo vệ dạ dày. Tăng cường tiết axit  HCl, pepsin là các yếu tố nguy cơ đối với dạ dày. Pepsin kích thích hiện tượng trào ngược. Phá hủy chất nhầy bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa làm tổn thương niêm mạc phát triển.

Triệu chứng của trào ngược dạ dày

Để có thể chữa trị được trào ngược dạ dày thì phải biết rõ các triệu chứng của bệnh. Để tránh nhầm lẫn sang những căn bệnh khác gây ra chữa nhầm bệnh,…

Các triệu chứng điển hình của trào ngược dạ dày như:

Ợ nóng, ợ chua: Đây là triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày. Trong đó ợ chua là hiện tượng dịch axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản rồi lên miệng. Khiến bạn có cảm giác chua trong miệng. Còn ợ nóng xảy ra khi dịch acid dạ dày trào ngược tiếp xúc với niêm mạc thực quản. Sẽ khiến bệnh nhân có cảm giác nóng rát. Điều này có thể xảy ra sau bữa ăn khoảng 30 đến 60 phút sau bữa ăn.

Buồn nôn, nôn: Hai triệu chứng này cho thấy ở một mức độ nặng hơn của ợ nóng, ợ chua. Khi không chỉ có dịch vị trào lên thực quản mà còn có cả thức ăn trào ngược lên. Triệu chứng này thường xuất hiện khi bệnh nhân có các sinh hoạt. Ăn uống không điều độ như ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn, không kê cao đầu khi ngủ,…

Đau, tức ngực: Triệu chứng đau tức ngực là triệu chứng khá phổ biến. Có thể có ở nhiều căn bệnh khác nhau chứ không chỉ riêng trào ngược dạ dày. Nhưng đối với từng bệnh thì việc đau tức ngực sẽ có những cách biểu hiện khác nhau. Đối với triệu chứng của trào ngược dạ dày thì cơn đau sẽ xảy ra sau bữa ăn tầm 30 đến 60 phút. Cơn đau thường đi kèm cảm giác nóng rát thường không tỏa đến vai hay cánh tay… Bệnh nhân có thể cảm thấy đau hơn khi nằm xuống hoặc cúi xuống,…

Nhiều nước bọt: Triệu chứng nhiều nước bọt khá dễ hiểu khi axit dạ dày trào ngược lên. Một phản xạ tự nhiên là cơ thể sẽ tiết nước bọt để trung hòa lượng acid này.

Bên cạnh đó còn có nhiều triệu chứng khác như: khàn giọng, đau họng, ho, hen; khó nuốt, đắng miệng,…

Làm thế nào để chữa bệnh trào ngược dạ dày

Hiện  nay, nền y học càng ngày càng tiên tiến, phát triển. Từ đó cũng điều chế ra những loại thuốc chữa bệnh khác nhau. Đối với những người muốn chữa bệnh bằng thuốc Tây thì tùy theo bệnh của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác nhau.

Trong đó có một số loại thuốc như: Alginat, rebamipide,… Giúp tạo màng ngăn, ngăn không cho dịch vị trào lên; Metoclopramide (thuốc tiêm), Antacid, Cisapride…giúp tăng trợ lực cơ thắt dưới thực quản,…

Bên cạnh đó thì việc chữa bệnh có thể được chữa bằng các bài thuốc dân gian đến từ tự nhiên như: cam thảo, gừng, hoa cúc, củ nghệ, cây lô hội, thì là, đu đủ…

Cách phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày

Từ những nguyên nhân gây nên trào ngược dạ dày. Chúng ta có thể rút ra các cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Tác nhân phổ biến trực tiếp nhất gây nên trào ngược dạ dày là do nếp sống sinh hoạt, ăn uống không điều độ,…

Từ đó cho ta thấy cách phòng ngừa và chữa bệnh. Thì chúng ta cần xây dựng một nếp sống lành mạnh, ăn uống điều độ. Tránh các việc như nằm ngay sau khi ăn, ăn đồ ăn nhiều giàu mỡ. Hạn chế uống các thức uống có chữa cồn và cafein…

Đối với người đang bị bệnh béo phì thì việc giảm cân là một phương pháp chữa bệnh trào ngược. Nhưng việc giảm cân phải tuyệt đối an toàn, lành mạnh.

Chú ý: khi phát hiện những triệu chứng trên bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế khám bệnh. Để biết tình trạng và mức độ bệnh của mình lựa chọn những cách chữa phù hợp, kịp thời.

Trên đây là một số nguyên nhân và cách phòng tránh trào ngược dạ dày. Mong bạn đọc có thể có những cách phòng tránh tốt nhất. Và có thể phát hiện kịp thời bệnh của mình nếu có những triệu chứng khác lạ trong cơ thể.