Tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón trở nên khá phổ biến. Nên mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi bộ máy tiêu hóa của con chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần nắm bắt được những dấu hiệu và cách xử lý kịp thời. Tránh để tình trạng táo bón kéo dài gây ra những hậu quả nặng nề cho con.
Theo các chuyên gia tiêu hóa, tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón sẽ được cải thiện nhanh hơn. Nếu cha mẹ biết nguyên nhân và cách điều trị kịp thời. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách trị táo bón ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Nội dung
Táo bón là gì?
Táo bón là tình trạng đi tiêu gặp khó khăn, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài. Và khoảng cách giữa các lần đi tiêu dài hơn bình thường.
Đối với trẻ sơ sinh, việc dựa vào tần suất số lần bé đi tiêu trong ngày. Hoặc trong tuần cũng không thể hoàn toàn định nghĩa được táo bón. Nếu bé đi phân dẻo, dễ ra và khoảng 4 – 5 ngày đi 1 lần. Thì mẹ cũng không có gì đáng lo.
Tuy nhiên, nếu bé đi tiêu gặp khó khăn, phân cứng, có máu hoặc có màu đen. Bé cảm thấy khó chịu hoặc không đi tiêu một lần nào trong 5 – 10 ngày. Thì bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ ngay nhé.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho trẻ sơ sinh bị táo bón. Nguyên nhân chính có thể kể ra như:
- Trẻ ăn thức ăn đặc.
- Trẻ uống sữa công thức.
- Thiếu nước.
- Thiếu chất xơ.
- Bé đang gặp phải các vấn đề về sức khỏe: bị bệnh cường giáp. Bệnh phì đại tràng bẩm sinh, bệnh đái tháo đường, các bệnh liên quan đến hệ thần kinh…
- Các nguyên nhân khác như: thiếu vận động, thói quen trì hoãn việc đi đại tiện,…
Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dành cho bé theo từng giai đoạn
Làm sao để biết trẻ sơ sinh bị táo bón?
Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng trẻ đi tiêu bình thường khi bé không phải nỗ lực quá nhiều để tống xuất phân ra ngoài.
Do đó, để xác định xem bé có bị táo bón hay không, mẹ hãy trả lời những câu hỏi sau:
- Bé có gặp khó khăn gì khi đi tiêu không?
- Bé đi vệ sinh nhiều hoặc ít hơn bình thường so với các bé có cùng độ tuổi?
- Trong phân của bé có máu hay không?
- Phân của bé có khô và cứng không?
- Bé có phải còng lưng, thắt chặt mông và khóc khi cố gắng đi tiêu không?
- Bé đi vệ sinh trong 10 phút hoặc lâu hơn trước khi bỏ cuộc không?
Nếu câu trả lời đa phần là “có” thì nguy cơ cao là bé của bạn đã bị táo bón.
Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?
Để giúp bé có thể vượt qua tình trạng táo bón và giảm đau, mẹ có thể thử những điều sau:
- Cho trẻ uống thêm nước.
- Đổi loại sữa công thức bé đang dùng.
- Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn.
- Xay nhuyễn thức ăn cho bé, không cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây táo bón như chuối, cà rốt,…
Nếu trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của bé vẫn không được cải thiện. Bạn không nên để tình trạng này kéo dài, hãy đưa con đi khám và trao đổi với bác sĩ càng chi tiết càng tốt. Vì một số trường hợp trẻ sơ sinh bị táo bón. Có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như xơ nang, cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh,…
Xem thêm: Cách xử lý khi bị tắc tia sữa an toàn và hiệu quả nhất
Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?
Mẹ nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm nhiều chất xơ. Đây là thực phẩm luôn được khuyến khích để điều trị chứng táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ quen thuộc như: chuối, bơ, lê, táo, đu đủ, khoai lang,…
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin như: rau dền, mùng tơi, rau lang, súp lơ, cải cúc, cần tây,… Sữa chua cũng là một thực phẩm mà mẹ nên ăn để cải thiện hệ tiêu hóa cho bé.
Đặc biệt, mẹ cần lưu ý luôn cung cấp đủ nước cho cơ thể để tăng hàm lượng nước trong sữa cho bé bú hàng ngày. Khi đó, cơ thể bé sẽ thanh lọc và còn hoạt động tốt hơn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nên thụt?
Theo các chuyên gia, nếu trẻ cả tuần không đi ngoài thì cha mẹ cũng nên nghĩ đến thụt cho con. Thay vì cho con uống thuốc. Tuy nhiên, tháo thụt chỉ nên là giải pháp cuối cùng nên áp dụng trong điều trị táo bón không dùng thuốc ở trẻ.
Lưu ý, cha mẹ không nên lạm dụng thụt cho trẻ sơ sinh bị táo bón bởi khi bé bị thụt nhiều lần. Lâu dần sẽ làm suy yếu cơ thắt vòng hậu môn. Về sau bé dễ bị mắc bệnh đi ngoài không tự chủ (ị đùn).
Nếu cha mẹ đã làm nhiều cách mà tình trạng táo bón của trẻ vẫn không đỡ. Hoặc trẻ vẫn bị táo bón kéo dài thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
Xem thêm: Mẹ đang cho con bú có được uống thuốc hạ sốt hay không?
Trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày phải làm sao?
Tình trạng táo bón kéo dài thường xuyên sẽ khiến cho lượng lớn phân tích tụ trong ruột của bé. Khi đó, bụng bé sẽ đầy chướng. Ấm ách không tiêu, ăn không ngon, còi cọc chậm lớn.
Việc điều trị trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không chỉ dừng lại ở việc thay đổi thực đơn ăn uống. Tăng thêm lượng nước hay luyện tập vui chơi, vận động. Trong khi đó, các loại thuốc hay biện pháp thụt tháo cũng chỉ là biện pháp tạm thời. Giải quyết tình trạng táo bón cấp bách của bé trong một vài ngày.
Để điều trị dứt điểm trẻ sơ sinh bị táo bón phải đi từ nguyên nhân và đòi hỏi sự phối hợp kiên trì giữa bác sĩ và cha mẹ. Sự kết hợp của các loại thuốc với chế độ ăn uống khoa học, luyện tập đại tiện đúng giờ. Khi con bị táo bón lâu ngày không khỏi. Cha mẹ không nên để bé ở nhà tự chữa trị. Hãy đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và phối hợp điều trị kịp thời, giảm nhanh chứng táo bón cho bé.
Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến nguyên nhân và cách chữa trị trẻ sơ sinh bị táo bón dành cho các bậc cha mẹ tham khảo. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh!