Viêm da tiết bã là gì? Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả nhất

5/5 - (4 bình chọn)

Viêm da tiết bã là một rối loạn da phổ biến chủ yếu gây ảnh hưởng đến da đầu. Làm cho da đầu có vảy, ngứa, da đỏ và nhiều gàu. Hiện tượng viêm da tiết bã khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu. Gây ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

Vậy thực chất viêm da tiết bã là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để giải đáp những thắc mắc này nhé!

Viêm da tiết bã là gì?

Viêm da tiết bã là một bệnh về da gặp ở 2 nhóm. Thể trẻ nhỏ được đặc trưng bằng những vảy lớn màu vàng trên da đầu, mặt, vùng quấn tã và thường tự khỏi. Còn thể người lớn thì ảnh hưởng đến da đầu, mặt. Trước ngực kèm theo ngứa không tương xứng với mức độ tương đối nhẹ của vảy và hồng ban.

Viêm da tiết bã không lây nhiễm và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng quát của người bệnh. Nhưng có thể ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, không tự tin khi giao tiếp. Viêm da tiết bã thường tồn tại khá lâu và cần điều trị lặp đi lặp lại nhiều lần.

Xem thêm: Bệnh vảy nến là gì? Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất

Dấu hiệu của viêm da tiết bã

Các triệu chứng của viêm da tiết bã bao gồm da đầu có gàu, hăm tã, da bong khô, vảy nhờn, ngứa nhẹ, phát ban, da sáp (nhất là vùng sau tai). Và da đỏ (đặc biệt là bên cạnh mũi và ở giữa trán).

Viêm da tiết bã có thể xảy ra trên các vùng khác nhau của cơ thể. Thông thường, bệnh xuất hiện ở những khu vực da nhờn như da đầu, lông mày, mí mắt, mũi, môi, phía sau tai, tai ngoài, giữa ngực.

Dấu hiệu chung của bệnh viêm da tiết bã bao gồm: tổn thương da, xuất hiện những mảng bám trên diện tích lớn, da nhờn và nhiều dầu. Xuất hiện vảy da màu trắng hoặc hơi vàng và dễ bong tróc, ngứa, da ửng đỏ, rụng tóc.

Nguyên nhân viêm da tiết bã nhờn

Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh Viêm da tiết bã hiện vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, bệnh có thể liên quan đến các vấn đề sau:

  • Do hệ miễn dịch yếu
  • Do thiếu một số chất dinh dưỡng nhất định
  • Do có vấn đề ở hệ thần kinh
  • Do một loại nấm có tên gọi malassezia xuất hiện trong lớp dầu tiết ra trên da
  • Viêm nhiễm do vảy nến gây ra
  • Các mùa trong năm, bệnh được cho là thường có dấu hiệu nặng hơn vào khoảng đầu mùa xuân và mùa đông
  • Đối với trẻ sơ sinh, bệnh “cứt trâu” có thể xuất hiện do sự biến mất dần dần của nội tiết tố truyền từ mẹ trước khi sinh con

Viêm da tiết bã có lây không?

Như chúng tôi đã nói ở trên, bệnh viêm da tiết bã không lây lan. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm và đừng lo lắng bệnh sẽ lây cho người khác. Những người mắc phải bệnh viêm da tiết bã là do cơ địa của họ. Sức đề kháng của da yếu không đủ sức chống lại những tác nhân gây bệnh ngoài môi trường.

Nhưng lưu ý, trong quá trình điều trị bệnh, bạn tránh việc gãi ngứa khiến cho da bị tổn thương và làm cho bệnh tình càng trở nên trầm trọng hơn nhé.

Xem thêm: Zona thần kinh là bệnh gì? Triệu chứng và cách chữa trị bạn nên biết

Viêm da tiết bã có tự hết không?

Hiện nay, do chưa thể xác định được nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiết bã nên việc điều trị còn gặp khá nhiều khó khăn. Do đó, trường hợp bệnh tự hết dường như là không thể xảy ra. Tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân mà bệnh có thể thuyên giảm theo thời gian.

Hơn nữa, viêm da tiết bã là một căn bệnh tái phát nhiều lần. Mỗi lần bùng phát đều khiến cho người bệnh rất khó chịu. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị cũng giúp cho những biểu hiện bệnh không trầm trọng hơn. Người bệnh nên điều trị ngay khi có biểu hiện bệnh. Chữa càng sớm thì hiệu quả điều trị càng cao.

Phác đồ điều trị viêm da tiết bã

Việc điều trị bệnh viêm da tiết bã còn tùy thuộc vào vị trí mà người bệnh bị viêm da. Và mức độ nặng nhẹ của triệu chứng. Dầu gội đầu đặc trị cũng thường được sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và người lớn. Nếu vảy không mềm, bạn có thể dùng một vài giọt dầu khoáng chà lên da đầu trước khi gội đầu.

Còn trong trường hợp nặng, bác sĩ có thể kê đơn cho người bệnh các loại dầu gội và kem bôi có chứa liều mạnh các chất selenium sulfide, ketoconazole hoặc corticosteroid. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể kê thêm một loại kem có chứa chất điều hòa miễn dịch để điều trị viêm.

Viêm da tiết bã dùng thuốc gì?

Thuốc điều trị bệnh viêm da tiết bã thường hướng vào việc chống lại các nguyên nhân gây bệnh. Thuốc thường dùng ngoài, dưới dạng gội đầu hoặc bôi trên da ở nồng độ thấp. Ít lần trong tuần, ít gây hại và tác dụng phụ.

Việc dùng thuốc trị viêm da tiết bã cần lựa chọn kỹ lưỡng. Tránh dùng nhầm qua dạng có nồng độ cao hơn. Đặc biệt là đối với thuốc corticoid cần hết sức thận trọng. Chỉ dùng trên vùng mặt viêm tiết bã khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Xem thêm: Bệnh giời leo – Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Chữa bệnh viêm da tiết bã bằng thuốc nam

Đối với căn bệnh viêm da tiết bã, việc can thiệp phương pháp điều trị bằng thuốc Tây. Chỉ có thể loại bỏ các triệu chứng bên ngoài chứ không thể điều trị dứt điểm được. Do đó, từ xa xưa, ông bà ta đã biết cách tận dụng các loại thuốc trong dân gian để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt nhất.

Người bệnh đang mắc viêm da tiết bã có thể áp dụng một trong các bài thuốc sau:

  • Chữa viêm da tiết bã bằng cây đinh lăng
  • Chữa viêm da tiết bã bằng đậu đen
  • Chữa viêm da tiết bã bằng mật ong
  • Dùng nha đam để chữa viêm da tiết bã giúp giảm viêm, giảm đau, kháng khuẩn, cung cấp độ ẩm cho da…
  • Chữa bệnh viêm da tiết bã bằng dâu tằm (dùng lá và cành dâu)

Như vậy, trên đây là những thông tin có liên quan đến căn bệnh viêm da tiết bã mà nhiều người đang mắc phải. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các kiến thức về căn bệnh này. Từ đó biết cách điều trị và phòng bệnh hiệu quả. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!